Thị trường hàng hóa
Phát triển “xanh” và bền vững trở thành yếu tố sống còn của nhân loại
Hãng Cisco vừa công bố “Kế hoạch khả thi” (The Plan for Possible), một chiến lược môi trường bền vững toàn diện và đầy tham vọng nhằm xây dựng một tương lai có khả năng tái tạo nhờ công nghệ số.
Năm 2023 được ghi nhận là năm nắng nóng kỷ lục, chúng ta cần phải đảm bảo nhiệt độ không tăng quá 1,5oC (hiện tại đã tăng 1,1oC) để tránh những hậu quả nặng nề từ biến đổi khí hậu.
Thế giới cần một tương lai bền vững: một tương lai trong đó chúng ta có thể giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, giải quyết tình trạng ô nhiễm kéo dài cả thế kỷ, mang lại cơ hội kinh tế cho các cộng đồng trên khắp thế giới, và điều chỉnh các hoạt động của chúng ta sao cho phù hợp với ranh giới của trái đất. Sự tiến triển chúng ta đạt được trong thập kỷ này sẽ rất quan trọng đối với các thế hệ tương lai.
Bà Lương Thị Lệ Thủy, Giám đốc Điều hành Cisco của Việt Nam, Lào, và Campuchia nhận định: “Tính bền vững đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong lộ trình của Chính phủ Việt Nam, với việc triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thể hiện quyết tâm hoàn thành các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) do Liên Hợp Quốc đề ra. Khi các tổ chức ở Việt Nam đẩy nhanh hành trình CĐS, đầu tư vào công nghệ đã mang đến cho họ cơ hội thực hiện quá trình chuyển đổi vừa kỹ thuật số và bền vững”.
Nhận thức được những vấn đề cấp bách này, Cisco đang đi xa hơn phương pháp "không gây hại" và xây dựng chiến lược tổng thể hướng tới sự bền vững của môi trường. “Plan for Possible” bao gồm cách công ty vận hành hoạt động kinh doanh, tương tác với các nhà cung cấp và giúp khách hàng cũng như cộng đồng giảm tác động đến môi trường và thích ứng với một thế giới đang thay đổi.
Bà Mary de Wysocki, Giám đốc Văn phòng Phát triển Bền vững Cisco, cho biết: “Thế giới dường như được kết nối với nhau nhưng chúng ta đang phải trải qua sự mất kết nối dưới những hình thức mới: giữa con người với sức khỏe của chúng ta và sức khỏe của hành tinh. May mắn thay, công nghệ giúp chúng ta suy nghĩ lại về các mô hình hoạt động và kinh doanh theo hướng kỹ thuật số, ít carbon, đồng thời cải thiện phúc lợi cá nhân và tạo ra cơ hội cho cộng đồng".
Với công nghệ của Cisco, bà Mary de Wysocki cho biết: "Cisco đang hỗ trợ các nhà cung cấp năng lượng sạch cho thế giới với giá cả phải chăng thông qua số hóa mạng lưới điện thông minh và tòa nhà thông minh. Bên cạnh đó, Cisco đang thiết kế loại bỏ rác thải bằng cách tái tạo từ các sản phẩm đã qua sử dụng và sử dụng Internet vạn vật (IoT) để bảo vệ sự đa dạng của sinh học thế giới”.
Ưu tiên số 1: Chuyển đổi sang năng lượng sạch
Để cung cấp năng lượng cho thế giới bằng năng lượng tái tạo, lưới điện yêu cầu cơ sở hạ tầng số cập nhật để kết nối các nguồn năng lượng sạch đa dạng và phi tập trung. Nhưng ngay cả khi thế giới đã được điện khí hóa, chúng ta vẫn cần phải đồng thời giảm lượng năng lượng mà nền kinh tế kết nối sử dụng. Là một phần của ưu tiên này, Cisco đã đặt mục tiêu đạt được Net Zero trong chuỗi giá trị của mình vào năm 2040, bao gồm cả nhà cung cấp và khách hàng của Cisco.
Cisco đang giải quyết vấn đề này bằng những cải tiến hàng đầu về hiệu quả năng lượng, kết nối năng lượng sạch và số hóa lưới điện, đồng thời cộng tác với các khách hàng, đối tác và nhà cung cấp để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.
Kết nối là trọng tâm của quá trình số hóa, Cisco có vị thế đặc biệt trong việc trang bị cho các doanh nghiệp các giải pháp công nghệ giúp họ đạt được các mục tiêu bền vững của mình. Trong đó bao gồm chip Silicon One, thiết bị mạng AI của Cisco giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng đồng thời tăng băng thông, và Universal Power Over Ethernet (PoE) để tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng cho các tòa nhà thông minh. Cisco cũng đang giúp chuỗi cung ứng của mình đặt ra các mục tiêu giảm phát khí thải nhà kính.
Ưu tiên số 2: Phát triển hoạt động kinh doanh theo hướng tuần hoàn
Cisco đặt mục tiêu chuyển đổi hoạt động kinh doanh của mình để kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm tốt nhất và cung cấp các dịch vụ đã có. Công ty đặt mục tiêu thực hiện điều này bằng cách áp dụng và nhân rộng các mô hình kinh doanh của mình để nâng cao giá trị sản phẩm và giảm tác động đến môi trường, đầu tư vào phát triển công nghệ để bắt kịp với khoa học môi trường, thúc đẩy chuỗi giá trị số và thân thiện với thiên nhiên.
Cisco đang trên đà đạt được mục tiêu kết hợp các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn với 100% sản phẩm và bao bì mới vào năm 2025.
Ngoài ra, công ty còn triển khai một số chương trình hỗ trợ tính tuần hoàn trong chuỗi giá trị của mình:
Chương trình Thu hồi và Tái sử dụng của Cisco cho phép khách hàng trả lại phần cứng đã hết hạn sử dụng mà không mất phí.
Green Pay - một giải pháp thanh toán công nghệ thông tin tuần hoàn, giúp loại bỏ các chi phí mua phần cứng trả trước, hiện trước các khoản thanh toán trong 5 năm tới và ưu đãi 5%. Cisco sẽ khôi phục các sản phẩm miễn phí để chúng có thể được tái sử dụng hoặc tái chế.
Tái sản xuất các thiết bị thông qua Cisco Refresh để mang đến một cuộc sống mới cho doanh nghiệp và hành tinh của chúng ta.
Ưu tiên số 3: Đầu tư vào các hệ sinh thái có khả năng phục hồi
Nhận thức được tầm quan trọng của hệ sinh thái có khả năng phục hồi và đầu tư vào các giải pháp tái tạo, Cisco đặt ưu tiên thứ ba vào việc hỗ trợ cộng đồng thích ứng với khí hậu thực tế, bồi dưỡng nhân tài cho nền kinh tế tái tạo, và triển khai công nghệ để bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái.
Vào năm 2021, Cisco Foundation đã cam kết đầu tư 100 triệu USD trong 10 năm vào các giải pháp khí hậu giúp giảm lượng carbon trong khí quyển và tái tạo các hệ sinh thái đã cạn kiệt.
Cisco đặt mục tiêu 80% các nhà cung cấp linh kiện, sản xuất và hậu cần của Cisco đều có mục tiêu giảm phát thải khi nhà kính tuyệt đối, công khai vào năm tài chính 2025. Hiện tại đang ở mức 78% vào năm tài chính 2022.
Vào tháng 9 năm nay, Cisco Foundation đã cấp cho Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) của Úc 150.000 AUD để phát triển hệ thống giám sát nạn phá rừng trên toàn quốc nhằm giúp báo cáo tình trạng mất và tái sinh thực vật bản địa ở Úc một cách kịp thời và nhất quán trên toàn quốc.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm