Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:58 14/12/2023

Hoa Kỳ: Năng lực số rất quan trọng trong cam kết của chính sách

Clayton Smith, Cựu Phó giám đốc Văn phòng Nội các Hoa Kỳ, chuyên gia phụ trách chuyển giao kỹ thuật số nêu 5 cạm bẫy phổ biến dẫn đến thất bại trong việc cung cấp dịch vụ số của chính phủ.

Ngày nay, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số đã trở thành bộ máy của chính phủ. Vì vậy, những vấn đề xoay quanh khả năng cung cấp dịch vụ số của chính phủ trở nên rất quan trọng.

Các dịch vụ số mà chính phủ Hoa Kỳ cung cấp được 13 triệu người và 1.900 tổ chức thuộc khu vực công sử dụng hàng tuần. Năng lực số và xử lý dữ liệu rất quan trọng đối với hoạt động cũng như việc cung cấp dịch vụ của mọi cơ quan, ban ngành chính phủ hoặc cơ quan trực thuộc.

Theo Clayton Smith: “Trong thời gian làm việc trong ngành dân sự, tôi đã chứng kiến vô số ý tưởng tuyệt vời có thể cải thiện dịch vụ, tiết kiệm chi phí và mang lại sự tốt hơn cho những trải nghiệm tích hợp trong các dịch vụ của chính phủ nhưng cũng có những cơ hội tốt bị cản trở bởi một điểm mù xung quanh khả năng số”.

Clayton Smith cho rằng, khi xảy ra sự cố, nguyên nhân thường có thể bắt nguồn từ 5 vấn đề sau:

Đầu tiên là việc không đánh giá đầy đủ những thách thức và bối cảnh người dân sử dụng các dịch vụ của chính phủ. Điều này một phần do những giả định sai xuất phát từ sự thiếu tính đa dạng, phong phú trong suy nghĩ, nền tảng và kinh nghiệm sống.

Nguyên nhân cũng là do thiếu sự nghiên cứu về người dùng trước khi đưa ra một ý tưởng chính sách (dự định của chính phủ về việc ban hành một chính sách hay thực hiện một biện pháp để giải quyết vấn đề công).

Vấn đề thứ hai là khi phát triển các sáng kiến chính sách mà không nhận ra rằng những yếu tố phụ thuộc như các phòng ban hoặc cơ quan khác có vai trò quan trọng đối với sự thành công của dự án. Hiếm có sáng kiến chính sách nào thành công mà không chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố: dữ liệu, công nghệ và năng lực của một nhóm hoặc một bộ phận khác trong chính phủ.

Và ở đây, các nhà hoạch định chính sách phải hiểu yếu tố cản trở tiềm năng thứ ba là khi các nhóm làm việc theo kiểu độc lập, riêng biệt (Silo working) thì thường họ không giải quyết những vấn đề bên ngoài phạm vi của họ.

Hơn nữa, việc thúc đẩy sự hợp tác và tư duy về sản phẩm hoặc tư duy mang tính lâu dài đòi hỏi phải có sự tin tưởng và sự cam kết đối với một chính sách được thực hiện. Điều này khó đạt được trong một môi trường luôn thay đổi.

Vấn đề phổ biến thứ tư là “những kỳ vọng của người tiêu dùng” về hoạt động của dịch vụ trong một môi trường phức tạp sẽ tạo thêm những rào cản trong việc cung cấp.

Cuối cùng là việc đưa ra những câu hỏi về khả năng thực hiện trước khi dự án được triển hai cũng là một hạn chế khác đối với sự thành công. Bởi khi dự án đi vào triển khai thì những câu hỏi đã trở nên quá muộn vì việc điều chỉnh lộ trình khi đó sẽ rất khó khăn.

Ngoài ra, chi phí của việc phát triển các sáng kiến không phải chỉ là vấn đề tài chính mà nó còn là yếu tố thời gian, yếu tố chính trị và cơ hội. Những điều này ảnh hưởng tới người dùng cuối cũng như đối với các nhà chính trị và công chức.

Trong tương lai, các công cụ như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy và tự động hóa sẽ phát huy vai trò ngày càng cao trong khu vực công. Do vậy, ngay hiện tại cần thực hiện một số bước đơn giản sau:

Đầu tiên là hỗ trợ các nhóm chính sách hiểu rõ môi trường công nghệ trong chính phủ và các cơ quan của chính phủ, những yếu tố có thể hạn chế việc cung cấp như chia sẻ dữ liệu, cơ sở hạ tầng cũ và những gì cần thiết để cải thiện việc cung cấp.

Thứ hai là xem xét kỹ lưỡng chính sách dựa trên những hạn chế này, sớm tìm ra những giả định và thử nghiệm các ý tưởng để xác định rõ chi phí, thời gian và nguồn nhân lực trước khi một ý tưởng chính sách được đưa vào thực hiện.

Ngoài ra, cách tư duy theo kiểu nhóm nội bộ và thiếu sự đánh giá về các nền tảng khác nhau làm giảm hiệu quả của việc hoạch định chính sách.

Hơn nữa, chính phủ cần đảm bảo các lãnh đạo cấp cao hiểu rõ vai trò của công nghệ và dữ liệu trong chính phủ có tác động sâu sắc đến chính sách và cần xem xét cơ cấu của các phòng ban cấp bộ là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo việc thực hiện chính sách.

Cuối cùng, cần làm tốt hơn việc đảm bảo các bộ trưởng hiểu được cơ hội và vai trò của kỹ thuật số đối với khu vực công nói chung và trong việc cung cấp dịch vụ công nói riêng.

Khả năng số không chỉ đơn thuần là vấn đề kỹ thuật. Khả năng số là một khía cạnh cơ bản mà nếu bị bỏ qua sẽ gây tổn hại đến hiệu quả và gây ảnh hưởng cho các sáng kiến của chính phủ. Khi bối cảnh chính trị phát triển, việc áp dụng tư duy ưu tiên người dùng/kỹ thuật số sẽ là điều không thể thiếu để định hình các chính sách thực tế đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như kiểm thử về khả năng cung cấp các dịch vụ số.

Đọc thêm

Xem thêm