Thị trường hàng hóa
NewsGuard đã tiến hành phân tích 540 kết quả tìm kiếm trên TikTok, dựa trên việc xem xét 20 kết quả hàng đầu từ 27 tìm kiếm về các chủ đề tin tức khác nhau, bao gồm đại dịch COVID, xung đột Nga và Ukraine, và nhận thấy chúng có chứa thông tin sai lệch.
Steven Brill, đồng giám đốc điều hành (CEO) của NewsGuard cho biết số lượng thông tin sai lệch và mức độ dễ dàng phát hiện ra nó là điều đáng lo ngại vì sự phổ biến của TikTok đối với giới trẻ.
"Trong số các kết quả tìm kiếm, NewsGuard nhận thấy rằng 105 video - 19,4% - chứa các tuyên bố sai sự thật hoặc gây hiểu lầm. Các cụm từ tìm kiếm này bao gồm các cụm từ trung lập, chẳng hạn như "cuộc bầu cử năm 2022" và "vắc-xin mRNA", cũng như các tìm kiếm có thể được sử dụng để tìm hiểu thêm về các chủ đề tin tức gây tranh cãi", báo cáo cho hay.
Đưa ra một vài ví dụ, NewsGuard cho biết khi người dùng tìm kiếm thông tin về "vắc-xin mRNA", các đề xuất đã đưa ra 5 video (trong số 10 video đầu tiên) chứa thông tin sai lệch, bao gồm cả những tuyên bố vô căn cứ rằng vắc-xin COVID-19 gây ra "tổn thương vĩnh viễn ở các cơ quan quan trọng của trẻ em".
Các video gây hiểu lầm tương tự cũng được tìm thấy về cuộc chiến Ukraine, cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 và vụ bạo loạn ở điện Capitol, Mỹ ngày 6/1.
Brill đặt câu hỏi liệu ByteDance, công ty sở hữu TikTok, đã triển khai đủ các biện pháp để ngăn chặn thông tin sai lệch này chưa hay họ cố tình cho phép thông tin sai lệch phổ biến như một cách gây nhầm lẫn ở Mỹ và các nền dân chủ khác ở phương Tây.
Trong một tuyên bố đáp lại báo cáo của NewsGuard, người phát ngôn của TikTok cho biết, mạng xã hội này không cho phép "thông tin sai lệch có hại tồn tại và sẽ xóa chúng khỏi nền tảng".
"Chúng tôi không cho phép thông tin sai lệch có hại, bao gồm cả thông tin sai lệch về y tế và chúng tôi sẽ xóa chúng khỏi nền tảng," công ty cho biết.
TikTok cho biết đã thực hiện các bước khác nhằm hướng người dùng đến các nguồn tin đáng tin cậy. Ví dụ, trong năm nay, công ty đã tạo ra một trung tâm bầu cử để giúp cử tri Mỹ tìm kiếm địa điểm bỏ phiếu hoặc thông tin về các ứng cử viên.
Nền tảng này cũng đã xóa hơn 102 triệu video vi phạm các quy tắc của mình trong quý đầu tiên của năm 2022. Tuy nhiên, chỉ một tỷ lệ nhỏ trong số đó vi phạm các quy tắc của TikTok về thông tin sai lệch. Bên cạnh đó, công ty còn sử dụng trí tuệ nhân tạo để sàng lọc video và tự động xóa các clip bị gắn cờ hoặc gửi chúng cho người kiểm duyệt./.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm