Thị trường hàng hóa
Gần ba tháng trước, Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã tuyên bố mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD. Tuy nhiên, trong bức thư công bố vào tối ngày 8/7, vị tỷ phú thông báo đã hủy bỏ thương vụ mua lại.
"Twitter đang vi phạm nghiêm trọng nhiều điều khoản trong thỏa thuận. Công ty dường như đã đưa ra những tuyên bố sai lệch và gây hiểu lầm”, các luật sư của ông Musk cho biết trong hồ sơ.
Theo Elon Musk, việc chấm dứt thỏa thuận với Twitter liên quan đến bất đồng về số lượng tài khoản giả mạo và spam trên nền tảng này. Ông Musk cho rằng Twitter đã không cung cấp thông tin cần thiết để tính toán số lượng tài khoản giả mạo, mà chỉ cho biết là chúng thấp hơn 5%. Tuy nhiên, CEO Tesla cho rằng đây là số liệu này không chính xác.
Đối với Twitter, việc hoàn tất thương vụ này là điều tối quan trọng khi công ty đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do hoạt động tài chính không ổn định. Kể từ tháng 4, cổ phiếu của Twitter đã giảm mạnh hơn 20%. Twitter đã báo cáo mức tăng trưởng doanh thu 16% trong quý đầu I/2022, trong khi mức dự đoán trước đo là 20%. Sau khi CEO Tesla tiết lộ mong muốn kết thúc thỏa thuận mua lại, cổ phiếu của công ty tiếp tục giảm 5% trong phiên giao dịch sau giờ làm việc.
Động thái của Elon Musk có thể sẽ tạo ra một cuộc chiến pháp lý kéo dài với Twitter. Để đẩy nhanh thương vụ mua lại với giá 54,2 USD/ cổ phiếu, tỷ phú người Mỹ đã ký một thỏa thuận ràng buộc pháp lý, trong đó miễn trừ cho Twitter trách nhiệm giải trình chi tiết và cho bên bán quyền khởi kiện để buộc bên mua thực hiện thương vụ. Ngoài ra, vị tỷ phú giàu nhất hành tinh sẽ phải trả 1 tỷ USD phí chấm dứt hợp đồng.
"Hội đồng quản trị Twitter quyết tâm hoàn tất thương vụ theo mức giá và các điều khoản đã nhất trí với ông Musk và có kế hoạch theo đuổi hành động pháp lý để thực thi thỏa thuận sáp nhập này", Bret Taylor, Chủ tịch Twitter cho biết.
Ann Lipton, giáo sư trường Luật Tulane, cho biết sự bất đồng của ông Musk với Twitter về các tài khoản spam sẽ không cấu thành một hành vi vi phạm thỏa thuận nghiêm trọng. Vì vậy, đây có thể là một lập luận không có giá trị về mặt pháp lý. “Những lời tuyên bố sai sự thật về những tài khoản như vậy là không có cơ sở để chấm dứt thỏa thuận. Họ chỉ có cơ sở để chấm dứt nếu điều đó thực sự có tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế của công ty”, ông Lipton cho biết.
Trong nhiều năm trước khi đề xuất mua lại, Elon Musk đã phàn nàn về thư rác trên Twitter và cho rằng công ty nên có nhiều biện pháp hơn để xác thực người dùng của mình. Năm 2020, CEO Tesla xuất hiện tại một sự kiện dành cho nhân viên của Twitter và nói rằng công ty nên xây dựng nhiều cách hơn nữa để ngăn chặn thư rác.
Tháng trước, các luật sư của Elon Musk đã yêu cầu Twitter cung cấp thêm thông tin về những phương pháp kiểm soát số lượng tài khoản giả mạo. Tuy nhiên, họ cho biết công ty đã “từ chối yêu cầu của ông Musk”. Các luật sư tiếp tục cho rằng điều đó đã vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận giữa hai bên, vì vậy tỷ phú Mỹ có quyền hủy thương vụ mua lại này.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm