Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:00 25/07/2023

Đổi mới sáng tạo để sản xuất loại nông sản mới

DNVN - Theo PGS, TS Nguyễn Thường Lạng - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản Việt, cần đầu tư thỏa đáng vào đổi mới sáng tạo để tạo ra loại nông sản mới.

PGS, TS Nguyễn Thường Lạng - Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, nâng cao hiệu quả nông sản Việt Nam xuất khẩu là một vấn đề mang tính chiến lược và bao trùm sâu sắc. Đây còn là một vấn đề phản ánh xu hướng phát triển của nền nông nghiệp xuất khẩu của thế giới.

Việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản tạo tác động lan tỏa các lĩnh vực khác. Việt Nam có một nền nông nghiệp xuất khẩu nông sản quy mô lớn nhưng hiệu quả chưa cao như mong đợi.

Nền nông nghiệp Việt vẫn còn mang tính truyền thống như kinh doanh dựa trên kinh nghiệm và thói quen, sử dụng nhiều hóa chất, thuốc trừ sâu; chưa có sự chuyển biến cơ bản về năng suất và tiến bộ công nghệ.

Tư duy vận hành nền nông nghiệp chưa đạt mức độ cần thiết, chủ yếu là tư duy bán những gì có sẵn. Việc định hướng đầu tư theo chuỗi giá trị, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh, an toàn chưa được chú trọng thỏa đáng.

Cần đầu tư thỏa đáng để tạo ra nông sản mới, thúc đẩy xuất khẩu.

Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản Việt trong giai đoạn mới, cần xác định cụ thể nội hàm và bản chất của nền nông nghiệp xanh, sạch, minh bạch, hữu cơ và bền vững.

Đầu tư thỏa đáng vào đổi mới sáng tạo nông sản xuất khẩu để vừa tạo nhu cầu mới, vừa phát triển sản phẩm mới, đáp ứng yêu cầu về chất lượng nông sản ngày càng cao trên thị trường thế giới.

Khi các loại nông sản xuất khẩu hướng tới chất lượng cao, những tiêu chuẩn của thị trường tiêu thụ nông sản được thay đổi theo hướng nâng cao, các loại nông sản truyền thống phải đầu tư lớn vào khâu chế biến để gia tăng giá trị.

Cùng với đó là đầu tư thỏa đáng vào đổi mới sáng tạo, tạo ra loại nông sản mới phục vụ xuất khẩu. Chẳng hạn, việc sử dụng nông sản biến đổi gien tạo ra cuộc cách mạng trong sản xuất và tiêu dùng.

Ông Lạng dẫn chứng, năm 2019, kỹ sư Hồ Quang Cua đưa ra giống gạo ngon nhất thế giới. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và đổi mới sáng tạo, tạo ra sự thay đổi quan trọng về giá gạo, chất lượng, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam.

“Nếu đầu tư vào công nghiệp chế biến cùng với việc tổ chức hoạt động marketing chuyên nghiệp sẽ tạo ra sự thay đổi khác biệt trên thị trường nông sản. Còn nếu đầu tư vào đổi mới sáng tạo với loại giống cây và con mới thành công, gắn với kỹ năng marketing chuyên nghiệp, mô hình kinh doanh tối ưu, chi phí ban đầu có thể cao, thậm chí rất cao nhưng đổi lại, kết quả thu được sẽ lớn hơn rất nhiều. Lợi nhuận biên sẽ tăng dần”, ông Lạng nhấn mạnh.

Muốn đầu tư vào đổi mới sáng tạo với loại giống cây và con mới, theo ông Lạng, cần đầu tư vào các tổ chức, cơ quan, nhà khoa học hoặc các chủ thể có khả năng thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học - công nghệ.

Các quỹ đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D) cần được khai thác, gắn với việc phát triển mạnh hệ thống các quỹ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp.

Đội ngũ các nhà khoa học- công nghệ đầu ngành, nhân lực tinh hoa cần được khuyến khích và tạo điều kiện để thực hiện các ý tưởng khoa học- công nghệ độc đáo, khác biệt trong nông nghiệp.

“Hoạt động học hỏi, giải mã và áp dụng các công nghệ hiện có của các nước có nền nông nghiệp tiên tiến nên được thực hiện để tiết kiệm chi phí nghiên cứu từ đầu, tranh thủ rút ngắn khoảng cách công nghệ hiệu quả, tiếp nhận công nghệ hiện đại qua chuyển giao, giải mã hoặc học hỏi qua cùng hợp tác làm việc”, ông Lạng khuyến nghị.

Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, mô hình kinh tế chia sẻ cũng cần được áp dụng để sử dụng tối ưu nguồn lực.

Phát triển thương hiệu nông sản Việt phải theo phương châm lấy chất lượng cao làm nền tảng, tính chất “độc nhất, vô nhị” làm chỗ dựa tạo dựng sự khác biệt và lấy giá trị gia tăng mới thu được tối đa làm mục tiêu trực tiếp.

Thực tế cho thấy, hàng nông sản Việt có thương hiệu trên thị trường trong nước và khu vực cũng như toàn cầu thì khả năng xuất khẩu sẽ thuận lợi, giá trị gia tăng cao và tạo được chữ tín cao với khách hàng.

“Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản, cần có hệ thống giải pháp đồng bộ với yếu tố cột lõi là đổi mới sáng tạo, đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển cả từ góc độ doanh nghiệp, hộ gia đình, đến cấp ngành và quốc gia.

Các giải pháp cần được đặt trong hệ thống để mỗi giải pháp tạo đột phá cục bộ và khi tất cả giải pháp áp dụng sẽ tạo hiệu ứng lan toản mạnh và quy mô lớn”, ông Lạng nhấn mạnh.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm