Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:00 08/09/2022

Doanh nghiệp "đau đầu" tìm nhân lực thực chiến về thương mại điện tử

Các doanh nghiệp (DN) thương mại điện tử (TMĐT) đối mặt với nhiều khó khăn trong công tác tuyển dụng nhân lực bởi các kỹ năng thực chiến để sinh viên ra trường có thể làm ngay được đang rất thiếu.

Rất thiếu kỹ năng thực chiến

Báo cáo Đào tạo TMĐT 2022 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố mới đây cho thấy, tới nay đã có 36 trường đào tạo ngành, gần 40 trường đào tạo chuyên ngành và khoảng 60 trường đào tạo học phần TMĐT. Nhu cầu tuyển sinh ngành TMĐT và các ngành liên quan như logistics, tiếp thị số tăng nhanh.

Theo đánh giá của VECOM, nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực TMĐT chất lượng cao giai đoạn 2016-2020 tăng nhanh và dự đoán nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn nữa trong giai đoạn 2021-2025. Thực tế, các DN ngành TMĐT đang rất "khát" nhân lực.

Tại hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử: Những bước tiến nổi bật" do VECOM phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức sáng 7/9 tại Hà Nội, ông Trần Mạnh Cường - Chuyên gia đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Công ty CP Công nghệ SAPO chia sẻ, thuận lợi của các DN TMĐT trong đào tạo, tuyển dụng nhân lực là sinh viên (SV) hiện nay tiếp cận rất nhanh với công nghệ, có nguồn năng lượng rất lớn, thích khám phá, đổi mới và tìm tòi. Tinh thần khởi nghiệp của SV rất lớn với khao khát kiếm tiền và làm giàu nhanh.

Tuy vậy, các DN đối mặt với khó khăn trong công tác tuyển dụng nhân lực khi các cơ sở đào tạo ngành TMĐT đang ôm đồm khá nhiều mục tiêu cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong hệ thống đào tạo tín chỉ.

Trong khi đó, DN lại đòi hỏi nhân lực về tiếp thị trực tuyến bán hàng, hoặc tối ưu vận chuyển, hay giải pháp tài chính... Gần như các nội dung này trong hệ thống tín chỉ của các trường ĐH khá là ít. Các kỹ năng thực chiến để SV ra trường có thể làm ngay đang thiếu nhiều. Để lấp khoảng trống này, SAPO phải tiến hành đào tạo.

Các doanh nghiệp chia sẻ khó khăn khi SV thiếu kỹ năng thực chiến.
 

Khó khăn thứ 2 bắt nguồn từ chính các bạn SV. Các bạn khá nhanh chán việc, ưa thích trải nhiệm nhiều cái mới nên khó đi sâu vào một ngành nào, trong khi chưa định vị được giá trị bản thân mang lại cho DN. Nhiều bạn còn ở trạng thái khá mơ hồ hoặc có những bạn lại có kỳ vọng hơi cao ngay sau khi ra trường nên rất khó để đi xa và đi sâu cùng nhau với DN.

Do đó, DN gần như phải đào tạo lại gần như từ A đến Z, khó có thể tận dụng được những gì mà các bạn đã được trải nghiệm trong môi trường đại học.

Cùng chung quan điểm, bà Phương Nhung - Giảng viên Khoa Kinh tế Đại học Đông Đô, đồng thời là chủ của 1 DN về TMĐT chia sẻ, việc giảng viên dạy theo khung chương trình của nhà trường vốn đã được ấn định sẵn khiến DN phải chấp nhận đào tạo lại nhân viên. Đây là vấn đề rất đau đầu của DN.

DN trăn trở làm thế nào đểSV ngay từ trên giảng đường đã được tiếp cận với kiến thức thực chiến.
 

Kiến thức thầy cô chia sẻ trên giảng đường phải khẳng định là những kiến thức tốt, kiến thức nền tảng rất bài bản. Thực tế cho thấy, những SV chỉ được đào tạo thực chiến, không được đào tạo kiến thức nền tảng ở giảng đường thì cả một quãng đường dài về sau SV sẽ bị thiếu hụt lượng kiến thức cơ bản.

Nhưng ngược lại các bạn được đào tạo kiến thức cơ bản rất chắc chắn, có bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi nhưng khi bước chân vào DN lại cực kỳ bỡ ngỡ, không đủ khả năng tiếp cận với nội dung mà DN đang triển khai. Điều đó khiến DN luôn trong tình trạng phải phân thân và phải chấp nhận thực tế đào tạo hiện nay tại các trường ĐH.

"Vậy phải làm thế nào để SV tiếp cận được DN của mình tốt nhất? Bởi vì thời gian thử việc chỉ từ 1 - 2 tháng. Sau khi thử việc không thành công, DN bắt buộc phải lựa chọn tuyển dụng và đào tạo lứa mới từ đầu. Điều này tốn sức cho cả lứa nhân sự mới vào và cả những người làm việc trong DN.

Bản thân tôi đứng ở 2 cương vị thì đau đầu thêm với bài toán làm sao để SV ngay từ trên giảng đường đã được tiếp cận với kiến thức thực chiến? Làm sao để DN kết hợp được với các trường để cho ra những kiến thức cho SV tiếp cận ngay trên giảng đường", bà Phương Nhung trăn trở.

Thực tế, các trường ĐH đều đã nỗ lực tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, talkshow... Nhưng điều đó là chưa đủ. Bởi đây chỉ là lý thuyết, SV không được thực hành.

Cần cải tổ chương trình đào tạo

Từ thực trạng trên, bà Phương Nhung kiến nghị cần có sự cải tổ ngay trong chính khung chương trình học ở trường ĐH. Cụ thể, cần xác định được chuyên ngành đào tạo tập trung ở từng nào. Khi đó, sẽ dễ tiếp cận với các DN hơn. Khi cơ sở đào tạo trao đổi với DN thì DN cũng có thể dễ dàng định hướng về việc có thể hỗ trợ cho trường. Cơ sở đào tạo phải có mục đích nào đó để khi thảo luận với DN, hai bên mới có thể đi sâu và đi xa được. Mục tiêu phải trong khuôn khổ nhỏ vừa đủ, không nên rộng quá, sẽ khó có thể thực hiện được.

Từ phía cơ sở đào tạo nhân lực, TS Nguyễn Đức Tài - Trưởng Khoa Thương mại điện tử & Kinh tế Số (Trường Đại học Đại Nam) khẳng định, hiện còn nhiều bất cập trong phương pháp đào tạo và sự cần thiết phải thay đổi, cải tiến sáng tạo nhiều hơn nữa để phù hợp với nhu cầu thực tế thị trường lao động, cung cấp cho người học về tư duy sáng tạo và kỹ năng, thái độ cần thiết về việc làm trong lĩnh vực TMĐT.

TS Nguyễn Đức Tài - Trưởng Khoa Thương mại điện tử & Kinh tế Số (Trường Đại học Đại Nam) chia sẻ về phương pháp giảng dạy TMĐT.

Từ nhận thức này, hầu hết các học phần của ngành TMĐT tại Trường Đại học Đại Nam đều được phân bổ trong 3 tín chỉ, trong đó có 1 tín chỉ lý thuyết, 1 tín chỉ thực hành và 1 tín chỉ thực chiến, trải nghiệm tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoặc có liên quan đến TMĐT.

"Sở dĩ việc đào tạo theo phương pháp có 1 tín chỉ thực chiến, trải nghiệm nhằm mục đích cho người học sớm được tiếp xúc với thực tế, “học đi đôi với hành”, hiểu được thực tế môn học đó sẽ áp dụng ra sao với công việc tại DN. Sinh viên sẽ phải trả lời câu hỏi của chủ DN là: Sản phẩm của em là gì? Có đáp ứng được yêu cầu của DN hay không?", TS Nguyễn Đức Tài nói.

Để đạt yêu cầu chuẩn đầu ra của học phần này thì tín chỉ thực chiến, trải nghiệm sẽ do các DN chịu trách nhiệm tiêu chuẩn kỹ năng. Thực chất của vấn đề này chính là các chủ DN sẽ chấm điểm và đào tạo người học tại DN của mình tất cả những vấn đề có liên quan đến học phần đang được học. Người học có nghĩa vụ đến các DN để học tập và hoàn thiện yêu cầu mà DN đưa ra - một trong những điều kiện tiên quyết hoàn thành học phần.

"Đây được xem là yếu tố quan trọng góp phần vào việc chuẩn đầu ra kỹ năng cho người học, kỹ năng này sẽ được thu nạp từ thực tế thực hành, thực chiến, làm việc tại DN", TS Nguyễn Đức Tài nhấn mạnh.

 

Đọc thêm

Xem thêm