Thị trường hàng hóa
Trước đây, mặc dù máy POS đã khá phổ biến, nhiều cửa hàng vẫn chỉ chấp nhận quẹt thẻ với các giao dịch từ 100.000 hoặc 200.000 đồng trở lên. Tuy nhiên, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, để hạn chế tiếp xúc và tránh lây lan dịch bệnh, mua một ly cà phê, hay tô bún ăn sáng... cũng được khuyến khích TTKDTM với nhiều hình thức khác nhau. Nhận thấy được sự nhanh chóng, an toàn và tiện lợi, TTKDTM mặt trở thành thói quen của nhiều người.
TTKDTM đã và đang trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Hiện cả nước có hơn 20.000 cây ATM, hơn 347.000 máy POS và hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code. Đến tháng 4/2022, giao dịch TTKDTM tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021; tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021.
Cũng theo nghiên cứu Chỉ số thanh toán mới của Mastercard năm 2021, không chỉ tại Việt Nam, mối quan tâm đối với nhiều công nghệ thanh toán đã và đang gia tăng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với 94% người dân cho biết sẽ cân nhắc sử dụng ít nhất một phương thức thanh toán mới nổi, như mã QR, ví điện tử, ví di động, trả góp, tiền mã hóa, sinh trắc học… trong năm 2022. 84% người tiêu dùng tại châu Á - Thái Bình Dương cho biết họ sử dụng nhiều hơn các hình thức thanh toán mới nổi trong năm nay.
Khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên, các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô sẽ phải đối mặt với kỳ vọng lớn hơn trong việc cung cấp nhiều phương thức mua sắm và thanh toán một cách dài hạn. Không chỉ có nhu cầu sử dụng đa dạng các phương thức TTKDTM, nghiên cứu của Mastercard cũng chỉ rõ an toàn và bảo mật là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng khi thanh toán điện tử.
Tại hội thảo “Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt” nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Ngày không tiền mặt” gần đây, bà Winnie Wong – Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam, Campuchia và Lào của Mastercard cho biết, điểm mấu chốt để phát triển thanh toán không tiền mặt là phải làm sao duy trì niềm tin của người tiêu dùng vào thanh toán điện tử, để họ an tâm về bảo mật và an toàn khi thanh toán.
Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ và tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán cần ưu tiên đảm bảo và duy trì an toàn bảo mật trong mọi giao dịch tài chính điện tử. Điều này yêu cầu sự đồng hành và nỗ lực chung của NHNN, cũng như các bộ, ban ngành và các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm