Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:00 17/01/2024

Điểm mới của Khung Kiến trúc CPĐT, phiên bản 3.0

Hướng đến mục tiêu, quyết tâm nhanh chóng, xây dựng, hoàn thiện, vận hành hiệu quả Chính phủ số (CPS), Bộ TT&TT vừa ban hành Quyết định số 2568/QĐ-BTTT về việc “Ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3.0, hướng tới Chính phủ số”.

Đặc biệt, đây là văn bản quan trọng thay thế Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ TT&TT ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử (CPĐT) Việt Nam, phiên bản 2.0

Đa dạng áp dụng, cập nhật các mô hình tham chiếu

Theo đó văn bản gồm 04 chương quy định, yêu cầu các nội dung trọng tâm về: Mục đích, phạm vi áp dụng; các mô hình tham chiếu; sơ đồ khái quát CPĐT Việt Nam; tổ chức thực hiện.

Cụ thể hơn, văn bản giúp hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đơn vị) xây dựng Kiến trúc CPĐT. Đồng thời, hình thành và triển khai áp dụng đồng bộ hệ thống Kiến trúc CPĐT từ Trung ương đến địa phương.

“Các đơn vị tăng cường khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu, dùng chung; cung cấp hiệu quả các dịch vụ tích hợp cho người dân, doanh nghiệp (DN); tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư CNTT; tăng cường khả năng chuẩn hóa, bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) mạng, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong triển khai CPĐT, CPS…”, văn bản yêu cầu.

Điểm mới về các nội dung trong văn bản này so với Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 2.0 là việc đã bổ sung, thêm việc áp dụng, triển khai: Nền tảng định danh và xác thực điện tử; Trung tâm dữ liệu quốc gia, Kho dữ liệu về con người, Kho dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia; cập nhật tên của một số hệ thống theo ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương.

Phấn đấu đến năm 2025, chuyển từ CPĐT sang CPS.

Hơn nữa, các đơn vị được yêu cầu cần áp dụng việc cập nhật các mô hình tham chiếu như: Mô hình tham chiếu nghiệp vụ (BRM); Mô hình tham chiếu dữ liệu (DRM); Mô hình tham chiếu Ứng dụng (ARM); Mô hình tham chiếu Công nghệ (TRM); Mô hình tham chiếu ATTT mạng, an ninh mạng (SRM)…

Văn bản cũng yêu cầu, các nội dung cơ bản trong Kiến trúc CPĐT phải đảm bảo bao gồm có: Tầm nhìn; mục tiêu, phạm vi áp dụng; nguyên tắc; sơ đồ tổng thể; các thành phần của Kiến trúc CPĐT (nghiệp vụ, dữ liệu, ứng dụng, công nghệ, ATTT, an ninh mạng)…

Chưa dừng lại ở các nội dung, yêu cầu quan trọng trên, văn bản yêu cầu các đơn vị thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đào tạo, hướng dẫn triển khai Kiến trúc CPĐT cấp bộ; Kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh; Đôn đốc, giám sát chặt chẽ việc áp dụng, tuân thủ các nội dung Kiến trúc CPĐT khi triển khai các nhiệm vụ ứng dụng CNTT, phát triển CPĐT hướng tới CPS; Đề xuất các cấp có thẩm quyền ưu tiên bố trí kinh phí xây dựng, duy trì, tổ chức triển khai Kiến trúc CPĐT…

Song hành cùng các nội dung yêu cầu trên, văn bản cũng yêu cầu các đơn vị khi triển khai nhiệm vụ cần chủ động chủ trì mô tả chi tiết các thành phần Kiến trúc CPĐT/CQĐT cần có như: Người sử dụng; kênh giao tiếp; hạ tầng kỹ thật và công nghệ; cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh; hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ CPS; các CSDL về ngành, lĩnh vực, hoạt động…

Ngoài những yêu cầu về nội dung thực hiện nêu trên, văn bản ban hành lần này đã chi tiết, cụ thể các mô hình tham chiếu nghiệp vụ; mô hình tham chiều ứng dụng (ARM)… các mô hình là căn cứ, cơ sở để xây dựng kiến trúc nghiệp vụ, kiến trúc ứng dụng từ đó giúp các đơn vị, cơ quan nhà nước, Chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên môi trường số.

Như vậy có thể nói, văn bản quan trọng được ban hành thêm một lần nữa thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, vì mục tiêu xây dựng, vận hành hiệu quả nền CPĐT, CPS, từ đó phục vụ người dân ngày một tốt hơn, đưa Việt Nam phát triển ngày một hiện đại, bền vững.

Năm 2025, chuyển từ CPĐT sang CPS

Theo Bộ TT&TT, việc triển khai, xây dựng CPS đến nay đã có những kết quả tích cực, nhất là việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Trong đó, kết quả đạt tỷ lệ DVCTT toàn trình đủ điều kiện đạt 100%, đạt 100% kế hoạch năm 2023 (mục tiêu năm 2023 là 100%). Và hiện nay đã có 83/83 bộ, tỉnh đã ban hành danh mục DVCTT toàn trình, một phần theo Nghị định số 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/6/2022 quy định về việc cung cấp thông tin và DVCTT của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; tỷ lệ các bộ, tỉnh đã xác định danh mục CSDL đạt 63%; việc công bố kế hoạch và danh mục dữ liệu mở tăng mạnh từ 9% lên 50% so với năm 2022...

Để thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai nhiệm vụ này (trong giai đoạn 2021 - 2023), Bộ TT&TT đã chủ động đổi mới cách thức chỉ đạo, điều hành thúc đẩy phát triển CPĐT hướng tới CPS thông qua việc thúc đẩy DVCTT, đổi mới cách làm xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu gắn trách nhiệm người đứng đầu, ưu tiên thời gian xử lý cho DVCTT, giảm phí DVCTT.

Hơn nữa, đối với Nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia NDXP, Bộ TT&TT đã chuyển từ phương thức bị động, đợi các Bộ, ngành có nhu cầu kết nối liên hệ để đề nghị hỗ trợ triển khai thực hiện sang chủ động nhận diện, làm việc với các Bộ, ngành, địa phương về nhu cầu về kết nối, chia sẻ dữ liệu, đồng hành cùng với bên cung cấp dữ liệu và bên sử dụng dữ liệu ngay từ ban đầu trong thiết kế, xây dựng CSDL, hệ thống thông tin.

Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024, đối với nhiệm vụ này, các đơn vị cần đạt: Tỷ lệ thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức DVCTT toàn trình đạt 100%; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 70%; tỷ lệ người dân, DN hài lòng khi sử dụng DVCTT đạt 90%.

Cùng với đó, triển khai các giải pháp để nâng cao xếp hạng CPĐT Việt Nam; thúc đẩy tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô toàn quốc; phát triển các nền tảng số quy mô quốc gia; hoàn thiện mô trường pháp lý cho chuyển đổi số (CĐS), phát triển CPS; hoàn thiện các văn bản pháp lý về CĐS, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc triển khai các sáng kiến số; đẩy mạnh xây dựng, cập nhật, liên thông, kết nối các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành để tích hợp, chia sẻ thông tin dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền các cấp và giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, DN…

Đối với giai đoạn trung hạn (2024 - 2025), cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho CPS; xây dựng Hệ thống kiểm định chức năng, hiệu năng các giải pháp phục vụ CPS.

Đến năm 2025, chuyển từ CPĐT sang CPS và đảm bảo tối thiểu 80% hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến; 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

“Đạt tiêu chí để Việt Nam đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ ba trong khu vực ASEAN vào năm 2026 về CPĐT, CPS trong xếp hạng CPĐT theo đánh giá của Liên Hợp Quốc”, Bộ TT&TT nêu đề xuất.

Đọc thêm

Xem thêm