Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:18 03/09/2023

Dịch vụ số cần hướng đến những giá trị số cốt lõi của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm đã nhấn mạnh nội dung trên khi Bộ TT&TT tham vấn các ý kiến, tổ chức, doanh nghiệp (DN) nước ngoài tại hội thảo ngày 31/8/2023.

Bộ TT&TT đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến tổ chức, doanh nghiệp (DN) nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại Việt Nam về dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị đinh số 27/2018/NĐ-CP (Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung) ngày 31/8 tại Hà Nội.

Hướng đến những giá trị số cốt lõi của mỗi quốc gia

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh, hội thảo là sự thể hiện quan tâm giữa cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) là Bộ TT&TT và các DN công nghệ trong và ngoài nước. Hơn nữa, Bộ TT&TT trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật về lĩnh vực ngành đều chủ động mời các DN công nghệ tham dự, trực tiếp trao đổi, lắng nghe ý kiến đóng góp và giải đáp thấu đáo các vấn đề có liên quan.

“Cuộc hội thảo là dịp tiếp thu các ý kiến đóng góp từ các đại diện DN để góp phần hoàn thiện văn bản, từ đó hình thành các sở cứ, căn cứ pháp lý để ban hành, áp dụng và DN cần thực hiện, tuân thủ nghiêm túc”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh, hội thảo nhằm lắng nghe ý kiến đóng góp và giải đáp thấu đáo các vấn đề có liên quan.

Nhằm tăng hiệu quả việc lấy tiếp thu ý kiến xây dựng văn bản, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh thêm hội thảo hướng đến đạt được sự kỳ vọng về các vấn đề cốt lõi: Sự bình đẳng về cạnh tranh, kinh doanh giữa các DN xuyên biên giới trong, ngoài nước; hành lang pháp luật thống nhất sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các DN; tạo kênh đối thoại trực tiếp và các cơ hội thay đổi, phát triển khác.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, trong mọi vấn đề, luôn có nhiều con đường, cách thức để giải quyết, chúng ta hướng đến mục tiêu xây dựng, hoàn thiện văn bản phù hợp với thực tế của quá trình phát triển số của Việt Nam hiện nay và đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.

Các hoạt động chuyên livestream phải tuân thủ quy định chuyên ngành

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình (PTTH&TTĐT), Bộ TT&TT cho biết, dự thảo Nghị định mới quan trọng này hướng đến những nội dung mới, bổ sung bao gồm: Yêu cầu thực hiện việc lưu trữ thông tin cá nhân của người dùng Việt Nam; chỉ cho phép người dùng tại Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đăng ký tài khoản; chỉ cho phép tổ chức, cá nhân tại Việt Nam đăng tải lên kho ứng dụng các ứng dụng cung cấp thông tin và dịch vụ nội dung thông tin trên mạng đã có giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận, quyết định; cung cấp công cụ tìm kiếm rà quét nội dung theo yêu cầu của Bộ TT&TT; phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền cung cấp thông tin, phổ biến quy định pháp luật Việt Nam có liên quan đến việc cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng đối với người dùng tại Việt Nam…

Ngoài những nội dung quan trọng khái quát trên, dự thảo Nghị định còn tập trung đối với nội dung bổ sung là cần phải đảm bảo việc xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội (MXH) qua số điện thoại di động (ĐTDĐ) tại Việt Nam.

Giải thích lý do cho yêu cầu này, Phó Cục trưởng Nguyễn Thị Thanh Huyền phân tích, nếu chúng ta làm tốt, điều này sẽ giúp: Cơ quan QLNN thuận lợi trong công tác quản lý, giám sát và xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật trên mạng; phù hợp với yêu cầu xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số tại Điều 26 Luật An ninh mạng; tạo sự đồng bộ trong việc xác thực người dùng đối với tất cả MXH trong, ngoài nước.

Ngoài ra, yêu cầu mới nữa chính là việc sẽ có những quy định khóa trang, kênh, tài khoản, ứng dụng nếu như vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. “Thực hiện tốt điều khoản mới này sẽ giúp chúng ta giải quyết cơ bản nguồn vi phạm, cũng như giảm thời gian, nguồn lực của các cơ quan chuyên ngành trong việc thực hiện chặn, gỡ từng nội dung vi phạm như hiện nay”, Phó Cục trưởng Nguyễn Thị Thanh Huyền nhấn mạnh.

Cũng điểm lưu ý trong dự thảo Nghị định này, nội dung về việc bổ sung những quy định về quản lý phát luồng trực tiếp (livestream), nghĩa là chỉ có những MXH có giấy phép (trong nước) hoặc nền tảng xuyên biên giới có thông báo hoạt động với Bộ TT&TT mới được cung cấp dịch vụ livestream. Đặc biệt, các hoạt động chuyên ngành cung cấp dưới hình thức livestream phải tuân thủ quy định về chuyên ngành.

Hơn nữa, việc bổ sung điểm mới đối với dịch vụ MXH, sẽ đảm bảo bảo vệ, tăng quyền lợi cho người sử dụng MXH thông qua việc quy định: MXH phải công khai mô tả quy trình phương thức phân phối nột dung trên nền tảng của mình để người dùng được biết và cân nhắc sử dụng; bổ sung chính sách khuyến khích các tài khoản/trang cộng đồng/nhóm cộng đồng lớn thông báo thông tin với Bộ TT&TT để được tập huấn, phổ biến pháp luật; MXH cũng phải cung cấp công cụ tìm kiếm, rà quyét nội dung theo yêu cầu của Bộ TT&TT…

Tạo môi trường số xuyên biên giới ổn định, hiệu quả, bền vững

Chia sẻ ý kiến về nội dung mới đề cập trong văn bản dự thảo, ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng kinh tế Hoa Kỳ - ASEAN cho rằng, việc dự thảo lấy ý kiến từ các DN trong và người nước là điều cần thiết, giúp tăng khả năng hoàn thiện, tạo dựng một môi trường số xuyên biên giới ổn định, hiệu quả, bền vững.

Tuy nhiên, ông Vũ Tú Thành cho rằng đề cập ở một số nội dung mới thể hiện phạm vi điều chỉnh bao gồm một loạt các dịch vụ thông tin trực tuyến và nghĩa vụ đã được điều chỉnh trong các quy định chuyên ngành (quảng cáo; dịch vụ trực tuyến; sở hữu trí tuệ; viễn thông; bảo vệ dữ liệu…). Cùng với đó, dự thảo Nghị định sẽ điều chỉnh các công ty có mô hình kinh doanh cung cấp các dịch vụ DN cho các DN Việt Nam (tức là các dịch vụ giữa DN với DN hoặc dịch vụ trực tuyến B2B).

Để đảm bảo hài hoà, gia tăng hiệu quả quản lý nhà nước cũng như các giá trị phát triển của DN, ông Vũ Tú Thành đề xuất ban Soạn thảo cần làm rõ các đối tượng thuộc phạm vi của Dự thảo Nghị định, nên chăng loại bỏ các nhà cung cấp dịch vụ thứ ba.

Cũng theo ông Vũ Tú Thành, vì dự thảo Nghị định đề cập nhiều nội dung quan trọng, phạm vi rộng nên sẽ đòi hỏi những thay đổi về mặt kỹ thuật và hoạt động, do đó, cần có giai đoạn chuyển tiếp thích hợp để các nhà cung cấp dịch vụ số có thời gian thực hiện những điều chỉnh cần thiết đối với dịch vụ của họ tại Việt Nam.

Hơn nữa, ông Vũ Tú Thành còn cho rằng, đối với các trường hợp khi phát hiện các nền tảng có sai phạm buộc phải khoá, gỡ bỏ nội dung thì đại diện cơ quan QLNN có thẩm quyền cần làm việc với các nền tảng (thay vì buộc các nền tảng tự chịu trách nhiệm) và có thể gia tăng các cơ chế kháng cáo.

Ở quan điểm khác, đại diện DN nước ngoài đến từ công ty Amazon Web Services (AWS) cho rằng việc dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung cho nội dung này mục tiêu cuối cùng là bảo vệ khách hàng, người dùng mạng và tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho các DN cung cấp dịch vụ trên môi trường số trong và người nước.

Với vai trò là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ đám mây (cloud) và các dịch vụ công nghệ thông tin (IT) cho đối tượng là các DN chuyên về lĩnh vực số Việt Nam và các khách hàng thụ hưởng dịch vụ cuối cùng (bên cung cấp dịch vụ B2B), do đó, dự thảo quy định đề cập đến nội dung B2B sẽ giúp loại bỏ những sự cố ngoài ý muốn, đó là các thông tin không đúng, sai lệch ảnh hưởng đến chính các đơn vị DN dịch vụ số.

Đại diện các DN nêu ý kiến tại hội thảo.

Tuy nhiên, "Cần hơn nữa các cơ chế, chính sách để thúc đẩy hình thức kinh doanh số B2B trên môi trường số, đồng thời gia tăng tính pháp lý, quy định ràng buộc giữa khách hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ số có trách nhiệm hơn với xã hội, nhất là trên môi trường số…”, đại diện công ty AWS nhấn mạnh.

Bên cạnh các ý kiến nêu trên, còn nhiều đơn vị DN khác cũng sôi nổi nêu ý kiến đóng góp, một số đơn vị khác gửi văn bản sau về Cục PTTH&TTĐT. Như vậy, trên tinh thần làm việc có tính tương tác cao, Cục PTTH&TTĐT không chỉ giải đáp đối với từng nôi dung câu hỏi, từng vấn đề mới đề cập và thông qua những ý kiến, điều này sẽ góp phần giúp cơ quan QLNN xây dựng văn bản hiệu quả, phù hợp với sự phát triển bền vững trong xu thế số hiện nay.

Đọc thêm

Xem thêm