Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:00 15/09/2023

Để người dân giàu có nhờ phát triển kinh tế số, hạnh phúc hơn nhờ công nghệ số

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh: “Mục tiêu của phát triển kinh tế số (KTS) là làm cho người dân giàu có hơn. Mục tiêu của phát triển xã hội số (XHS) là làm cho người dân hạnh phúc hơn nhờ công nghệ số.

Với chủ đề “Mang nền tảng số đến hộ gia đình”, Diễn đàn quốc gia phát triển KTS và XHS lần thứ nhất đã được khai mạc sáng nay 14/9/2023 tại Nam Định. Diễn đàn được tổ chức trong 02 ngày, thu hút hơn 1.000 đại biểu cấp cao phụ trách chuyển đổi số (CĐS), ứng dụng công nghệ thông tin đến từ khối Chính phủ, Tài chính - ngân hàng, viễn thông, bán lẻ và thương mại điện tử,...

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và các đại biểu tham quan triển lãm về các ứng dụng công nghệ cho phát triển KTS với sự tham gia của các nhà cung cấp giải pháp CNTT hàng đầu

KTS phải trở thành động lực chính cho tăng trưởng nhanh và bền vững

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh KTS phải trở thành động lực chính cho tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: Phát triển các các lực lượng sản xuất liên quan đến KTS, trong đó lõi là công nghiệp là ICT.

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển KTS và XHS đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chiến lược quốc gia đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng KTS đạt tối thiểu 20% GDP, đến năm 2030 đạt tối thiểu 30%. Trong đó, KTS của từng ngành, từng lĩnh vực năm 2025 đạt tối thiểu 10%, đến năm 2030 đạt tối thiểu 20%.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ TT&TT là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì thúc đẩy phát triển KTS-XHS. Theo ước tính của Bộ TT&TT, tỷ lệ đóng góp của kinh tế số trong GDP đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên 14,26% trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đã đạt gần 15%.

Một lý luận về CĐS, phát triển KTS Việt Nam là có ý nghĩa quyết định

Để đạt mục tiêu KTS chiếm tối thiểu 20% vào năm 2025 như Chiến lược đã đề ra, Bộ trưởng nhấn mạnh: “KTS phải tăng trưởng gấp 3 - 4 lần so với tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20 - 25%/năm. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, thách thức, cần có giải pháp đột phá mới có thể đạt được.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: CĐS, phát triển KTS là một chặng đường dài, là ứng dụng nhiều hơn là nghiên cứu. Ứng dụng thì đặc điểm dân tộc, văn hóa, ngữ cảnh đất nước, đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực là yếu tố quyết định. Các doanh nghiệp (DN) công nghệ số muốn thành công thì phải am hiểu bối cảnh Việt Nam. Bài toán Việt Nam sẽ tạo ra lời giải và sản phẩm Việt Nam, tạo ra cách tiếp cận Việt Nam. Việt Nam phải đi con đường Việt Nam.

Và vì đi con đường Việt Nam mà chúng ta có cơ hội tiến lên đi đầu. Đi con đường người khác thì cũng mãi sẽ chỉ là người theo sau. Một lý luận về CĐS, phát triển KTS Việt Nam là có ý nghĩa quyết định. Chúng ta phải đặt mục tiêu xây dựng lý luận này.

Để phát triển KTS thì chúng ta nên có một hình dung về nó. KTS là tất cả các hoạt động dựa trên hoặc được đổi mới bởi: Công nghệ số, hạ tầng số, nền tảng số, sản phẩm số, dữ liệu số, thể chế số, và kỹ năng số. Kinh tế số đặc trưng bởi giao dịch online, một thế giới ảo, không giấy tờ, không tiền mặt.

Mọi DN đều sử dụng thương mại điện tử, công nghệ số để nâng cao năng suất lao động, tạo ra dịch vụ mới, công việc mới. Người lao động có kỹ năng số để làm việc. Người dân tự tin và an toàn sử dụng các dịch vụ số. Chính phủ thì cung cấp dịch vụ công online, dễ dùng, sử dụng dữ liệu để dịch vụ đáp ứng nhu cầu cá thể hoá của người dân. Chính phủ tạo ra môi trường sống, làm việc online, tạo ra niềm tin trong nền KTS.

Muốn tăng trưởng nhanh hơn, cao hơn thì cần không gian mới, cần lực lượng sản xuất mới, cần nguồn lực sản xuất mới, cần yếu tố sản xuất mới, và cần động lực mới. Không gian mới là kinh tế số. Lực lượng sản xuất mới là công nghệ số. Nguồn lực sản xuất mới là nhân lực số. Yếu tố sản xuất mới là dữ liệu số. Động lực mới là đổi mới sáng tạo số.

Phát triển KTS Việt Nam dựa trên 3 trụ cột

Cũng theo Bộ trưởng, Phát triển KTS Việt Nam thì cần xây dựng thể chế số, hạ tầng số, và niềm tin số. Kinh tế số phải dựa trên đổi mới sáng tạo (ĐMST) số, phải tích hợp KTS vào mọi ngành, mọi lĩnh vực, phải thực hiện quản trị số và phải đào tạo kỹ năng số, nhân lực số và đặc biệt là thu hút nhân tài số.

Phát triển KTS Việt Nam dựa trên 3 trụ cột gồm: Quản trị số; khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị cho nền kinh tế; phát triển các các lực lượng sản xuất liên quan đến KTS, trong đó lõi là công nghiệp là ICT chiếm 20 - 30% và còn lại 70 - 80% là kinh tế số ngành, được sinh ra là do CĐS các ngành.

Để người dân giàu có nhờ phát triển KTS, hạnh phúc hơn nhờ công nghệ số

Với chủ đề “Đưa nền tảng số đến hộ gia đình”, Bộ trưởng cho biết Diễn đàn đã thể hiện mục tiêu, cách làm của Việt Nam trong CĐS. "Đó là mỗi gia đình, mỗi người dân được tiếp cận với công nghệ số và được tham gia và thụ hưởng lợi ích từ CĐS. Công nghệ số, các nền tảng số hiện diện trong từng hộ gia đình, hiện diện trong mọi hoạt động của từng người dân".

Diễn đàn ngày hôm nay là về phát triển KTS-XH. Nhưng theo Bộ trưởng, mối quan tâm của chúng ta không chỉ nằm ở vấn đề công nghệ. “Mục tiêu của phát triển KTS là làm cho người dân giàu có hơn. Mục tiêu của phát triển XHS là làm cho người dân hạnh phúc hơn nhờ công nghệ số. Đây là mục tiêu quan trọng, bất biến trong quá trình phát triển KTS của Việt Nam. Các công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo, phải được sử dụng một cách đúng đắn, có đạo đức để hướng tới thực hiện những mục tiêu vì con người.

Cuối cùng. trong phát biểu khai mạc, Bộ trưởng nhấn mạnh: “CĐS, phát triển KTS là mới đối với tất cả chúng ta, là mới đối với cả nhân loại. Không ai dám cho mình là người biết tất cả. Vậy, học hỏi lẫn nhau vẫn là yếu tố quan trọng nhất.

KTS Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh: Tỉ trọng đóng góp của KTS vào GDP ngày càng tăng

Đánh giá tình hình phát triển KTS-XHS ở Việt Nam trong thời gian qua, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh tỉ trọng đóng góp của KTS vào GDP ngày càng tăng. Theo ước tính và báo cáo của Bộ TT&TT, tỷ trọng KTS trong GDP đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên đạt 14,26% trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 14,96%.

Báo cáo thường niên kinh tế số e-Conomy SEA do Google và Temasek nghiên cứu công bố tốc độ tăng trưởng KTS Việt Nam năm 2022 là 28%, dẫn đầu trong các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2022 có hơn 1.400 DN công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng gần 20% so với năm 2021.

Hạ tầng số được tăng cường đầu tư, nhiều nền tảng số tiếp tục được phát triển. 60 nền tảng, ứng dụng di động phục vụ người dân của Việt Nam có trên 1 triệu người dùng hàng tháng, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số lượng người dùng hàng tháng trên các ứng dụng di động Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 vượt mức 500 triệu, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh đó, điểm sáng mới trong phát triển XHS ở các địa phương trong 6 tháng đầu năm 2023 là một số tỉnh đã có số lượng tài khoản thanh toán được mở tại các ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đã vượt mức dân số bình quân của tỉnh, có thể kể đến như Thái Nguyên, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Long An, Kiên Giang.

Toàn cảnh Diễn đàn

6 nội dung chính cần tập trung phát triển KTS-XHS

Mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, tại Chương trình CĐS quốc gia, trong Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số là đến năm 2030 KTS chiếm 30% GDP. Đây là mục tiêu cao và rất thách thức, đòi hỏi Việt Nam cần có cách tiếp cận và giải pháp đột phá để thực hiện.

Vì vậy, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm mà ngành TT&TT và các bộ, ngành, địa phương trong cả nước cần lưu ý quan tâm triển khai trong thời gian tới:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về CĐS và phát triển KTS để các cơ quan quản lý nhà nước, người dân, DN hiểu rõ về lợi ích, từ đó tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà CĐS mang lại với quan điểm xuyên suốt là lấy người dân, DN là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và động lực, nguồn lực của CĐS.

Có như vậy, “CĐS mới toàn dân, toàn diện, để công nghệ số, các nền tảng số hiện diện trong từng hộ gia đình, hiện diện trong mọi hoạt động của từng người dân như chủ đề của Diễn đàn năm nay đã đưa raTrưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.

Hai là, đẩy mạnh phát triển KTS trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết.

Ba là, theo Nghị quyết 29-NQ/TW, ngành công nghiệp công nghệ số đã trở thành 1 trong 6 ngành công nghiệp nền tảng; các DN công nghệ dù là phát triển công nghệ, sản xuất công nghệ hay cung cấp công nghệ như một dịch vụ đều là nhân tố quan trọng để đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ vào toàn bộ nền kinh tế và xã hội, góp phần triển khai và thực hiện chương trình quốc gia về nâng cao năng lực độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của nền sản xuất Việt Nam (Make in Viet Nam).

Bốn là, CSDL quốc gia là nguồn tài nguyên mới, là nền tảng quan trọng cho CĐS quốc gia. Cùng với đó, trí tuệ nhân tạo (AI) đang là công nghệ nền tảng quan trọng dẫn dắt hoạt động CĐS trong các ngành, các lĩnh vực, các tổ chức, DN, tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh quốc gia.

Vì vậy, thời gian tới, các bộ ngành, địa phương cần tìm ra không gian phát triển mới ở các lĩnh vực này; cần tập trung triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 mang lại lợi ích thiết thực cho người dân; thúc đẩy sự liên kết, liên thông dữ liệu, chia sẻ cao giữa các Bộ, ngành, địa phương, giữa các cấp chính quyền, giữa công và tư.

Năm là, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ. Nhanh chóng triển khai mô hình giáo dục đại học số; đổi mới chương trình đào tạo, chú trọng đào tạo kỹ năng số gắn với thị trường và đáp ứng yêu cầu của CĐS quốc gia.

Sáu là, xây dựng, phát triển hệ sinh thái công dân số phải là một nền tảng quan trọng của CĐS quốc gia. Bộ TT&TT cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai hiệu quả việc phổ cập 8 yếu tố cơ bản của XHS: Mỗi hộ gia đình một đường cáp quang băng rộng. Mỗi người dân một điện thoại thông minh, một danh tính điện tử, một chữ ký số cá nhân, một tài khoản thanh toán số, một tài khoản dịch vụ công trực tuyến, một phần mềm bảo đảm an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản và có kỹ năng số ở mức cơ bản.

Thực hiện chiến lược quốc gia phát triển KTS-XHS

Vụ trưởng Vụ KTS-XHS Trần Minh Tuấn: Tỷ trọng KTS trên GDP đến tháng 6/2023 đạt 14,96%

Thông tin về tình hình thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển KTS và XHS, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ KTS-XHS - Bộ TT&TT cho biết chiến lược đề ra: 17 mục tiêu đến năm 2025, trong đó 2 mục tiêu đã hoàn thành, đạt tỷ lệ 11,8%; 15 mục tiêu đang thực hiện, đạt tỷ lệ 88,2%, trong đó: 02 mục tiêu có khả năng hoàn thành đến 2024, đạt tỷ lệ 11,76%, 06 mục tiêu có khả năng hoàn thành đến 2025, đạt tỷ lệ 35,29%; 07 mục tiêu còn thách thức, đạt tỷ lệ: 41,17%, chủ yếu chưa có số liệu thống kê chính thức, cần sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương kịp thời nghiên cứu phương pháp thống kê, đo lường.

Thực hiện nhiệm vụ phát triển KTS (Nguồn: Bộ TT&TT)
Thực hiện nhiệm vụ phát triển XHS (Nguồn: Bộ TT&TT)

Về các nhiệm vụ, ông Trần Minh Tuấn cho biết chiến lược giao cho các bộ, ngành, địa phương tổng cộng 114 nhiệm vụ đến năm 2025, trong đó, 20 nhiệm vụ đã hoàn thành, đạt tỷ lệ 17,5%; 94 nhiệm vụ đang thực hiện, đạt tỷ lệ 82,5%.

Diễn đàn KTS-XHS lần thứ nhất gồm các hoạt động: phiên toàn thể, 3 phiên hội thảo chuyên đề về các vấn đề liên quan như: Phát triển đổi mới sáng tạo trở thành động lực xây dựng nền KTS; Phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành công nghiệp nền tảng lan tỏa thúc đẩy kinh tế số, xã hội số toàn dân, toàn diện; Dữ liệu và AI phục vụ phát triển KTS và XHS được chủ trì bởi lãnh đạo các Ban, Bộ ngành liên quan.

Các bài trình bày tiếp theo bao gồm: Kinh nghiệm trong phát triển KTS và XHS: Khuyến nghị hành động cho Việt Nam; Kinh nghiệm trong phát triển dữ liệu số: Khuyến nghị hành động cho Việt Nam; Thời điểm vàng để doanh nghiệp tạo đà bứt phá nhờ ứng dụng AI dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn; Giới thiệu kinh nghiệm và giải pháp kho dữ liệu để triển khai nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu và cổng dữ liệu mở cho địa phương; Kinh nghiệm trong phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh Nam Định; Phát triển Hệ sinh thái tài chính số, thúc đẩy nền KTS, XHS; Nền tảng cửa khẩu số góp phần thúc đẩy phát triển KTS: đề xuất và một số kinh nghiệm triển khai.

Đọc thêm

Xem thêm