Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:00 25/02/2023

Đề nghị xây dựng kho dữ liệu số của Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Văn phòng Quốc hội xây dựng Đề án Quốc hội điện tử và Khung kiến trúc Quốc hội điện tử để xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

“Để đảm bảo hiệu quả về mặt thời gian, song song với việc xây dựng Đề án Quốc hội điện tử, Văn phòng Quốc hội tiếp tục nghiên cứu và thực hiện một số ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ các hoạt động của Quốc hội đảm bảo đúng định hướng và khuôn khổ Khung kiến trúc Quốc hội điện tử…”, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng báo cáo một số kết quả trong việc triển khai xây dựng và thực hiện Đề án Quốc hội điện tử, khi Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì Phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án Quốc hội điện tử diễn ra hôm nay (ngày 22/2).

Theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng, qua nhiều lần thử nghiệm tại Kỳ họp Quốc hội cho thấy, việc ứng dụng công nghệ nhận dạng tiếng nói thành văn bản có khả năng đáp ứng một số yêu cầu

Cụ thể, Văn phòng Quốc hội đã tiến hành từng bước xây dựng hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành điện tử; hệ thống gỡ băng ghi âm phục vụ các hoạt động chuyên môn của Văn phòng Quốc hội; hệ thống phần mềm ứng dụng cung cấp thông tin trên các thiết bị di động thông minh; đầu tư bổ sung phòng họp trực tuyến tại Nhà Quốc hội…

Trong đó, về hệ thống gỡ băng ghi âm phục vụ các hoạt động chuyên môn của Văn phòng Quốc hội, từ năm 2020, Văn phòng Quốc hội đã trao đổi, làm việc với một số đơn vị công nghệ thông tin để nghiên cứu phát triển công nghệ nhận dạng tiếng nói thành văn bản. Qua nhiều lần thử nghiệm tại Kỳ họp Quốc hội cho thấy, việc ứng dụng công nghệ nhận dạng tiếng nói thành văn bản có khả năng đáp ứng một số yêu cầu như: Hỗ trợ các phiên họp chất vấn; nhận dạng nhanh ghi âm các phiên họp, đặc biệt là các phiên họp thảo luận ở tổ...

Tuy nhiên, việc triển khai này còn gặp một số khó khăn như: Độ chính xác khi chuyển thành văn bản không cao; công nghệ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đã lạc hậu, không phù hợp với giai đoạn hiện nay; cấu trúc hệ thống không có khả năng mở rộng, nâng cấp để đáp ứng các yêu cầu mới; bộc lộ hạn chế, bất cập không thể khắc phục được, đặc biệt là hệ thống không có tính năng kết nối, chia sẻ dữ liệu và tích hợp công nghệ nhận dạng tiếng nói thành văn bản.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, cần tham khảo kinh nghiệm từ các cơ quan, đơn vị để có cách thức ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức, sắp xếp, đánh giá tiến độ và chất lượng công việc, qua đó nâng cao hiệu suất, hiệu quả công việc của Văn phòng Quốc hội.

“Cần rà soát tổng thể hệ thống, có phương án xử lý cụ thể, đảm bảo trang thiết bị đầy đủ, kịp thời; đầu tư xây dựng các hệ thống công nghệ, cơ sở dữ liệu, vận hành một cách đồng bộ, bài bản, phù hợp với tầm vóc của Quốc hội.”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy đề xuất.

Nhiều ý kiến đề nghị xây dựng kho dữ liệu số của Quốc hội; hoàn thiện các cơ sở dữ liệu hiện có; phát triển các cơ sở dữ liệu mới; tiếp tục số hóa các văn kiện, tài liệu, văn bản luật, nghị quyết, pháp lệnh…; nghiên cứu xây dựng hệ thống kiểm soát thông tin không gian mạng để đáp ứng yêu cầu kiểm soát thông tin của Quốc hội; triển khai tổng thể các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Văn phòng Quốc hội tiếp thu các ý kiến đóng góp, nghiên cứu, xây dựng Đề cương Đề án Quốc hội điện tử và Khung kiến trúc Quốc hội điện tử để xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

“Văn phòng Quốc hội tích cực tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, phát huy tinh thần chủ động, độc lập, nghiên cứu kỹ lưỡng, xây dựng phương án khả thi, hợp lý để đảm bảo giải quyết vấn đề trước mắt cũng như có đường lối phát triển lâu dài, góp phần đóng góp nhiều hơn vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội…”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải lưu ý./.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm