Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:00 07/09/2022

Công Thương qua góc nhìn báo chí 7/9: Vẫn cần quỹ bình ổn giá xăng dầu

Giá xăng dầu, năng lượng là những vấn đề “nóng” được báo chí quan tâm về ngành Công Thương trong ngày qua.

Liên quan đến sự kiện họp báo Chính phủ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn chiều 6/9. Vấn đề giá xăng dầu một lần nữa lại tiếp tục nóng tại buổi họp báo.

Cụ thể, về việc xử phạt các doanh nghiệp xăng dầu vi phạm, Zingnews có bài: Bộ Công Thương phạt tiền nhưng chưa rút giấy phép 5 đầu mối xăng. VTC có bài: Thứ trưởng Bộ Công Thương: Sẽ rút giấy phép doanh nghiệp xăng dầu vào thời điểm phù hợp. An ninh thủ đô có bài: Bộ Công Thương: Phạt hơn 13 tỷ đồng 18 doanh nghiệp, tạm chưa rút giấy phép 5 đầu mối xăng dầu vi phạm

Nội dung các báo nêu: Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, cách đây gần 7 tháng, ngày 15/2, Bộ đã ban hành Quyết định 192 để thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong kinh doanh xăng dầu. Theo đó, Bộ Công Thương thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu cũng như hệ thống của họ là các thương nhân, tổng đại lý và đại lý.

“Chúng tôi cũng đang cố gắng, tìm biện pháp xử lý tốt nhất, phù hợp nhất trong thời điểm hiện nay”, Thứ trưởng Hải nói.

Bên cạnh đó, theo Bộ Công Thương, bộ chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với 18 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu và các công ty con, tạm thời chưa rút giấy phép kinh doanh xăng dầu của 5 doanh nghiệp vi phạm.

Bộ Công Thương lý giải, 5 doanh nghiệp lẽ ra bị tước giấy phép đang cung ứng trung bình cho thị trường khoảng 160.000 m3 xăng dầu các loại/tháng (chiếm khoảng 10% nhu cầu thị trường nội địa). Nếu tước giấy phép của họ sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì nguồn cung, ổn định thị trường xăng dầu trong nước hiện đang khá căng thẳng, nhất là ở khu vực phía Nam (địa bàn hoạt động chính của 5 doanh nghiệp bị tước giấy phép).

Còn hình thức tước giấy phép trong một thời hạn thì vẫn áp dụng nhưng áp dụng trong một thời điểm phù hợp. Như vậy, chúng ta phải xử lý nghiêm khắc hành vi vi phạm pháp luật dù là thương nhân đầu mối hay hệ thống của doanh nghiệp.

Về giá xăng, Truyền hình Quốc hội có bài: Bộ Công Thương lý giải về giá bán lẻ dầu cao hơn giá xăng. VTC có bài: Giá dầu lần đầu tiên cao hơn giá xăng, Thứ trưởng Bộ Công Thương nói gì? VOV có bài: Lần đầu tiên giá dầu cao hơn giá xăng, Bộ Công Thương nói gì?

Theo nội dung các báo phản ánh, đại diện Bộ Công Thương cho biết, ở kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 5/9, do giá xăng và giá dầu trên thế giới có sự chênh lệch lớn, giá dầu cao hơn giá xăng khoảng 30-35 USD/thùng nên giá bán lẻ dầu trong nước lần đầu tiên cao hơn giá xăng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, nguyên nhân từ đầu năm đến nay do xung đột Nga - Ukraine, nguồn cung khí đốt cho châu Âu và Mỹ giảm, nên nhu cầu đối với dầu diesel và dầu hoả tăng (để thay thế khí đốt), dẫn đến giá các sản phẩm dầu tăng khá cao, tương đương hoặc cao hơn giá xăng. Thêm nữa, những tháng gần đây, để chuẩn bị cho mùa đông, giá dầu đã tăng khá mạnh, cao hơn nhiều so với giá xăng.

Với thị trường trong nước, theo ông Hải do cơ cấu giá xăng và dầu, các mức chi phí, thuế kinh doanh định mức rất khác nhau.

Tuy nhiên, từ kỳ điều hành 5/9, do giá xăng dầu thế giới chênh lệch lớn, giá dầu cao hơn giá xăng đến 30 - 35 USD/thùng nên giá bán lẻ dầu trong nước đã lần đầu tiên cao hơn giá xăng.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin thêm, hiện nay, công tác điều hành giá xăng dầu được liên Bộ Công Thương - Tài chính phối hợp rất chặt chẽ và Việt Nam là một trong những nước được đánh giá là bảo đảm được nguồn cung năng lượng, đặc biệt là mặt hàng xăng dầu tương đối tốt.

Một điều hết sức quan trọng ở Việt Nam nếu giá xăng tăng thì tất cả các mặt hàng khác đều tăng nhưng nếu giá xăng giảm thì các mặt hàng khác lại chưa giảm.

Chính vì vậy, Chính phủ và các bộ ngành đang hết sức giải quyết các vấn đề này. Đấy là tác dụng của quỹ bình ổn. Quỹ bình ổn là quỹ tài chính không nằm trong ngân sách Nhà nước và toàn bộ trích lập tham gia việc bình ổn giá xăng dầu trong nước. Quỹ này hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không phát sinh cơ chế quản lý tập trung và không có cơ chế tài chính riêng".

Ngoài ra, Zingnew có bài: Bộ Công Thương: Vẫn cần quỹ bình ổn giá xăng dầu. Theo cơ quan điều hành, quỹ bình ổn xăng dầu để đảm bảo quyền lợi của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời có tác dụng tránh giảm sốc khi giá xăng dầu thế giới biến động mạnh.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, hiện nay, việc điều hành giá xăng dầu được liên Bộ Công thương - Tài Chính phối hợp chặt chẽ, đảm bảo nguồn cung năng lượng, trong đó, có mặt hàng xăng dầu.

“Về quỹ bình ổn xăng dầu, cơ quan điều hành sẽ trích và chi thích hợp. Đến khi giá giảm nhiều chúng ta lại trích vào quỹ một phần. Một điều rất quan trọng, ở Việt Nam, nếu giá xăng tăng, các mặt hàng khác tăng, nhưng khi xăng giảm thì các mặt hàng khác không giảm. Nếu để giá xăng tăng đúng mức độ, không có quỹ bình ổn thì giá các mặt hàng khác sẽ tăng cao hơn", ông Hải nhìn nhận.

Bên cạnh đó, Plo có tin: Để không còn tình trạng treo biển “hết xăng” với nội dung, nhiều doanh nghiệp đánh giá cơ chế điều hành xăng dầu đang có nhiều bất cập. Nếu không kịp thời tháo gỡ những bất cập này, việc rối ren trên thị trường xăng dầu sẽ còn lặp lại.

Đơn cử dù thời gian điều chỉnh giá xăng dầu đã rút ngắn so với trước đây, từ 15 ngày xuống còn 10 ngày, song trong giai đoạn mà thị trường thế giới có nhiều biến động bất thường như thời gian gần đây thì Nghị định 95/2022 vẫn còn những bất cập, hạn chế.

Theo đó, Bộ Công Thương cần có chiến lược xây dựng thị trường xăng dầu thực thụ, cạnh tranh công bằng, bình đẳng và minh bạch.

“Kiến nghị Thủ tướng, Bộ Công Thương xem xét điều hành giá linh hoạt, theo đúng chu kỳ, kể cả thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ, tết để không làm tăng độ trễ của thị trường trong lúc đang biến động” - Hội Doanh nghiệp xăng dầu Cần Thơ kiến nghị.

Liên quan đến vấn đề năng lượng, Vietnamplus.vn có bài: Chính phủ chỉ đạo cân đối giảm quy mô điện khí, tăng nguồn điện gió. Theo Quy hoạch điện VIII, Thường trực Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương cân đối giảm quy mô điện khí, đồng thời tăng nguồn điện gió phù hợp.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 277/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ về Quy hoạch điện VIII; trong đó chỉ đạo Bộ Công Thương cân đối giảm quy mô điện khí, đồng thời tăng nguồn điện gió phù hợp.

Bộ Công Thương được yêu cầu tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII); trong đó tập trung thực hiện việc rà soát theo hướng giảm quy hoạch nguồn điện than đến năm 2030.

Ngoài các dự án đã được loại bỏ, không đưa vào Quy hoạch điện VIII như đã báo cáo (phải khẳng định không có hệ lụy pháp lý và không có khiếu kiện), Bộ Công Thương phải tiếp tục làm việc với chủ đầu tư các dự án nhiệt điện than khác đang triển khai song hiện có nhiều khó khăn, vướng mắc về thu xếp vốn, để trao đổi, thống nhất về việc có tiếp tục hay không tiếp tục các dự án điện than trong điều kiện hiện nay hoặc phương án xử lý khác.

Ngoài ra, Thông tấn xã Việt Nam có bài: Bộ Công Thương: Nguy cơ thiếu điện tại miền Bắc, cần tăng nhập khẩu điện từ Lào. Báo nêu, Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất chủ trương mua, nhập khẩu điện từ 5 dự án, cụm nhà máy thủy điện của Lào với tổng công suất 705,5 MW, đồng thời đề xuất phương án đấu nối các nhà máy thủy điện từ Lào về Việt Nam.

Bộ Công Thương cho rằng việc tăng cường nhập khẩu điện từ Lào thực sự cần thiết, đặc biệt là khu vực miền Bắc và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương nhập khẩu điện từ 5 dự án, cụm nhà máy thủy điện đã có đề xuất giá bán điện và thỏa thuận phương án đấu nối giữa các chủ đầu tư với tổng công suất 705,5 MW bán toàn bộ sản lượng điện phát của các dự án về Việt Nam.

 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm