Thị trường hàng hóa
Chuyển đổi số là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh, cung cấp các giá trị mới cho khách hàng và tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các công ty phải liên tục thay đổi và thử nghiệm cái mới.
Báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường lớn như Gartner hay IDC đều chỉ ra rằng: Chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh.
Những lợi ích dễ nhận thấy nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, tối ưu hóa năng suất làm việc của nhân viên,... Những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Những sai lầm phổ biến trong quá trình chuyển đổi số
Lời khuyên là doanh nghiệp nên bắt đầu chuyển đổi từ phạm vi vừa phải và nhiệt tình chia sẻ những kết quả tích cực, dù nhỏ nhặt. Nhờ đó, các cổ đông, ban quản trị, nhân viên và các bên liên quan sẽ thấy hào hứng cũng như tin tưởng nhiều hơn vào con đường thay đổi. Điều này cũng giúp người quản lý có thời gian để theo dõi từng bước của quá trình chuyển đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp.
Sai lầm thứ hai là không lập kế hoạch ngân sách. Để thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số, doanh nghiệp cần đầu tư rất nhiều vào công nghệ và đội ngũ kỹ thuật số biết cách sử dụng nó. Ví dụ, công ty bảo hiểm châu Âu Axa đã đầu tư 950 triệu euro chỉ trong vòng hai năm vào công nghệ và đội ngũ.
Một số công ty lập ra những kế hoạch đầy tham vọng và sau đó bắt tay ngay vào thực hiện mà không lập ngân sách chi tiết hay kiểm tra trước xem liệu nhân viên của họ có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết hay không. Do đó, chi phí cứ đội lên vì những khoản phát sinh bất ngờ như phải huấn luyện tăng cường cho nhân viên hay tuyển thêm những vị trí mới.
Để tránh mắc phải sai lầm này, trong quá trình chuẩn bị, người quản lý cần ước tính các chi phí, lập ngân sách dự phòng cho từng phần của dự án và luôn thực hiện từng bước một. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đảm bảo nhân sự có đủ trình độ chuyên môn và kỹ năng để tiến thành thay đổi.
Sai lầm thứ ba là thiếu liên kết giữa lãnh đạo và nhân viên. Thông thường, người hào hứng nhất trong việc chuyển đổi số là các CEO. Nhiều CEO mắc sai lầm khi không thảo luận kế hoạch này với nhân viên. Hậu quả là nhân viên không mặn mà với dự án, không hiểu mình đang làm gì và cần phải làm gì. Ban lãnh đạo cần hiểu rằng không phải ai cũng sẵn sàng thử những điều mới nếu không rõ vì sao họ cần từ bỏ hệ thống cũ.
Do đó, ban lãnh đạo cần thảo luận với nhân viên của mình, lắng nghe các quan điểm khác nhau và thực hiện các điều chỉnh đối với việc chuyển đổi khi cần thiết. Ngoài ra, cần giải thích cho đội ngũ nhân sự lý do tại sao cần phải loại bỏ cái cũ và đảm bảo rằng họ yêu thích cũng như biết cách sử dụng hệ thống mới.
Quan điểm sai lầm thứ bốn là nhiều công ty cho rằng chuyển đổi số chỉ cần làm một lần là xong. Trên thực tế, chuyển đổi số là một hành trình bất tận của việc theo kịp công nghệ, vì công nghệ luôn được cập nhật và nâng cao.
Chuyển đổi kỹ thuật số không phải là một dự án có thể hoàn thành và sau đó quên đi. Do đó, doanh nghiệp cần luôn hướng tới sự đổi mới cho cả khách hàng và cho chính nội bộ công ty.
Cuối cùng, sai lầm lớn là khi doanh nghiệp có quá nhiều đối tác với cùng một dịch vụ. Một công ty không chuyên về công nghệ chắc chắn bạn sẽ cần đến đối tác để có thể chuyển đổi số. Tuy nhiên, hợp tác cùng lúc với nhiều nhà cung cấp dịch vụ sẽ làm cho mọi thứ trở nên khó quản lý hơn và khiến chiến lược của công ty không duy trì được sự nhất quán. Cách tốt nhất là tìm kiếm và hợp tác chiến lược với một đối tác công nghệ uy tín, có thực lực, có thể giúp công ty mọi thứ, từ hoạch định chiến lược cho đến thực hiện.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm