Thị trường hàng hóa
Hoạt động của con người và các doanh nghiệp (DN) đã trải qua những tiến bộ vượt bậc nhờ quá trình số hóa vốn đang mở rộng theo hướng sử dụng trí tuệ máy móc và hệ thống. Vì vậy, điều cần thiết là xã hội và các tổ chức phải tự đổi mới và chuyển đổi các quy trình để tối ưu hóa kết quả.
Công nghệ hạ tầng thông minh dành cho các bệnh viện tận dụng dữ liệu từ hệ thống vận hành (OT) và công nghệ thông tin (IT) để tạo ra môi trường thông minh hỗ trợ toàn bộ quá trình phục hồi của bệnh nhân cũng như giúp ban lãnh đạo nâng cao khả năng quản lý, tạo nên những bệnh viện thông minh trong tương lai.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm mới này, chúng ta dừng một chút về thuật ngữ thành phố thông minh (TPTM), động lực chính trong việc sử dụng tiềm năng đổi mới và công nghệ làm công cụ để chuyển đổi và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Trong TPTM, việc triển khai các cảm biến và thiết bị IoT có nhiệm vụ thu thập dữ liệu về cơ sở vật chất, hệ thống giao thông, an ninh, vật tư,… và gửi đến những nền tảng quản lý cụ thể, nơi chúng có thể được hiển thị, phân tích và thậm chí vận hành trong thời gian thực tại các tòa nhà hoặc các khu vực khác nhau của thành phố.
Để đạt được mục tiêu tương tự như vậy, các công nghệ mới đã trở thành nền tảng của số hóa CSSK vì chúng giúp các tổ chức y tế dễ dàng tiết kiệm chi phí và đạt được tính bền vững khi triển khai các cơ sở hạ tầng CNTT của mình.
Trong khi đó, số hóa giúp giám sát các trung tâm y tế phát huy tác dụng để điều chỉnh hiệu suất và tối ưu hóa các nguồn lực của họ, đồng thời cải thiện năng suất của nhân viên và dịch vụ khách hàng.
Trong lĩnh vực này, cần tập trung vào ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vì khả năng học sâu (deep learning) và tính tự động của nó. Nhánh AI được gọi là học máy (machine learning) giúp phát hiện các điểm bất thường và đưa ra dự đoán y tế bằng hệ thống chẩn đoán và phân tích. Để làm được điều này, học máy phải phối hợp chặt chẽ với dữ liệu lớn vì nó đòi hỏi lượng dữ liệu khổng lồ để có thể triển khai y tế dự đoán.
Một trong những mục tiêu của việc số hóa lĩnh vực CSSK là đáp ứng hỗ trợ cá nhân hóa và hiệu quả. Đồng thời, nhờ vào việc giám sát tất cả các hệ thống và khả năng kết nối giữa các nhân viên của bệnh viện sẽ giúp cải thiện tất cả các quy trình bên trong và bên ngoài.
Như chúng ta đã thấy, các công nghệ mới là một điểm bước ngoặt trong lĩnh vực CSSK. Việc CĐS của các cơ sở y tế là cuộc cách mạng CSSK mới, mang lại lợi ích đáng kể cho cả hai bên: bệnh nhân và cơ sở y tế.
Giúp tối ưu hóa lộ trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân
Hồ sơ y tế số, giao tiếp trực tiếp giữa bệnh nhân và bác sĩ, việc nhanh chóng đưa ra quyết định nhờ tất cả các thiết bị y tế được kết nối với hệ thống máy tính của nhà cung cấp dịch vụ CSSK thông qua Internet (Internet of Medical Things - IoMT), mang đến cho bệnh nhân trải nghiệm tốt trong việc chăm sóc y tế của họ.
Để cung cấp dịch vụ chăm sóc phù hợp cho đúng bệnh nhân, đúng thời điểm, bệnh viện cần thực hiện đánh giá chính xác nhu cầu của bệnh nhân và quản lý hiệu quả các nguồn lực của bệnh viện.
Các hệ thống ra quyết định dựa trên dữ liệu có thể khắc phục điều này bằng cách cung cấp thông tin để phân loại tình trạng bệnh nhân cũng như thủ tục nhập viện và xuất viện. Thủ tục và lộ trình của bệnh nhân nhờ đó được rút ngắn. Hệ thống cũng phân tích và đưa ra cảnh báo khi bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải.
Giúp bệnh viện hoạt động hiệu quả
CĐS tại bệnh viện có thể hỗ trợ bệnh nhân theo dõi và thu thập dữ liệu sức khỏe của chính mình từ các thiết bị y tế di động nhờ công nghệ và thiết bị đeo.
Thay vì thường xuyên đến từng phòng của bệnh nhân để thu thập các số liệu về sức khỏe, các bệnh nhân có tình trạng bệnh lý không nặng có thể được hướng dẫn để tự cập nhật số liệu thông qua các thiết bị dễ sử dụng. Nhờ đó, bác sỹ có thể tiết kiệm được nhiều thời gian để tập trung cho những ca bệnh cấp thiết hơn.
Nhiều tổ chức CSSK đang tích cực đầu tư vào các thiết bị công nghệ có thể đeo được để người dùng có thể thuận tiện khi mang theo bên người. Các thiết bị này có thể giúp người bệnh theo dõi, cập nhật những thông tin về sức khỏe hoặc những nguy cơ có khả năng xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
Việc triển khai các cảm biến IoT trong tài sản và cơ sở của bệnh viện, được kết nối với nền tảng tập trung, cho phép quản lý và kiểm soát từ trung tâm vận hành, đạt được hiệu quả sử dụng năng lượng và tính bền vững, cũng như tối ưu hóa tổ chức và quản lý quy trình.
Do đó, việc sử dụng và triển khai đúng cách AI, Internet vạn vật (IoT) và phân tích nâng cao trong bệnh viện sẽ mang lại khả năng kiểm soát tập trung và quản lý tài nguyên hợp lý, giúp cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân và hiệu quả cao hơn trong việc quản lý trung tâm.
Hỗ trợ các nhân viên vận hành bệnh viện
Các công nghệ số cũng có thể giúp ích cho các nhân viên hành chính tại bệnh viện tốt hơn. Đặc biệt, việc phân nhóm, sắp xếp ca trực, điều phối các y tá (sẽ được đơn giản hoá đi khá nhiều nhờ sử dụng các thuật toán phân tích và thông tin tự động.
Ứng dụng chuỗi khối (blockchain) trong hồ sơ sức khỏe tại bệnh viện
Nhiều bệnh viện CĐS bằng cách ứng dụng hồ sơ sức khỏe điện tử. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập trong việc bảo mật và phân loại thông tin khi triển khai hồ sơ với công nghệ cũ. Lúc này, blockchain được dự đoán sớm đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho hồ sơ sức khỏe điện tử chính xác và an toàn hơn.
Blockchain cho phép ghi chép lại lịch sử khám bệnh của bệnh nhân, đơn thuốc, tiền sử bệnh lý,… giúp bác sĩ nắm rõ hơn về lịch sử khám chữa bệnh và các thông số về sức khỏe trong các giai đoạn. Nhờ đó, các bác sỹ cũng đưa ra được hướng điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn mà không cần phải thông qua một bên thứ ba.
Nhìn chung, việc CĐS trong bệnh viện không chỉ đơn thuần mang lại kết quả về doanh thu hay năng suất vận hành. Việc ứng dụng công nghệ còn có tác động to lớn đến lộ trình và hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm