Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:00 26/01/2023

CĐS giúp ngành xây dựng đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác

Chuyển đổi số (CĐS) ngành xây dựng chính là áp dụng công nghệ số và các công cụ công nghệ số để số hóa các dữ liệu dự án, quy trình quản lý dự án.

Đồng thời, giúp đảm bảo thông suốt, truy cập dữ liệu dự án theo thời gian thực giữa công trường và các bộ phận ở văn phòng, giữa công trường và kho, bộ phận cung ứng…

Để hiều rõ hơn về các vấn đề này, ông Đỗ Hữu Binh, Chuyên gia tư vấn giải pháp CĐS, Hội Kết cấu và Công nghệ xây dựng Việt Nam (KC&CNXDVN) đã có những quan điểm phân tích, chia sẻ về giải pháp phát triển.

CĐS giúp quản lý, theo dõi dòng dự án hiệu quả

Chuyên gia Đỗ Hữu Binh cho rằng, muốn CĐS ngành xây dựng hiệu quả không thể thiếu sự CĐS mạnh mẽ, tích cực từ các doanh nghiệp trong ngành xây dựng (DNXD).

Điều này có nghĩa, khi DNXD CĐS sẽ cải thiện năng suất lao động, tối ưu hóa việc lập kế hoạch dự án, quản lý và theo dõi dòng tiền dự án theo thời gian thực, quản lý thông suốt giữa công trường và các bộ phận văn phòng như kế toán, kho, cung ứng…

Công nghệ BIM sẽ giúp quá trình thiết kế, thi công, vận hành công trình xuyên suốt, liên thông, hiệu quả

“Đặc biệt, giúp DNXD, nhà quản lý dự án có thể theo dõi thông tin thay đổi của dự án, trên cơ sở đó có thể đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác”, chuyên gia Đỗ Hữu Binh phân tích.

Cũng theo chuyên gia Binh, CĐS giúp các DNXD đảm bảo tăng tính an toàn, giảm thiểu rủi ro của dự án và xây dựng thành công các được các tòa nhà hiện đại, nâng cao chất lượng nhưng vẫn đảm bảo tính tương tác, liên thông giữa các bộ phận xây dựng.

Tuy nhiên, lợi ích tạo ra to lớn là vậy và để đạt tối ưu các lợi ích này thì chưa bao giờ là điều dễ dàng, bởi lẽ theo chuyên gia Binh, hiện nay ngành xây dựng nói chung và các DNXD vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức.

Nêu ra các thách thức chủ yếu, chuyên gia Binh cho rằng: Việc áp dụng công nghệ Mô hình hóa thông tin của tòa nhà (BIM) vào triển khai tại các dự án tại các DNXD chưa được đẩy mạnh, còn ít; thiếu sự liên kết giữa các nhà thầu (chưa đồng bộ sử dụng thống nhất các công nghệ); thiếu các công cụ công nghệ, phần mềm số phù hợp với các loại công trình đặc thù; thiếu dữ liệu ngành (nhất là dữ liệu từ tổng thầu đến các nhà thầu phụ và các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng)…

Trong số những thách thức trên, chuyên gia Binh cho rằng, việc thiếu dữ liệu ngành dẫn đến việc quản lý ngành xây khó khăn hơn vì khi dữ liệu không đầy đủ, chính xác, kịp thời, lâu dài dẫn đến gây thiệt hại rất lớn đối với DNXD khi áp dụng CĐS (dòng tiền dự báo không chính xác, số liệu báo cáo không chính xác....).

Để giải quyết vấn đề này, ngành xây dựng nói chung, DNXD nói riêng cần bắt buộc áp dụng một công cụ phần mềm quản trị thông suốt cho tất cả các phòng ban, bộ phận, nhà thầu.

“Đảm bảo các đơn vị DNXD cùng nhau tham gia vào dự án dùng chung và khi đó số liệu của dự án luôn được cập nhật thường xuyên, kịp thời, chính xác”, chuyên gia Binh nhấn mạnh.

Cần đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ số mới

Chia sẻ về giải pháp phát triển, chuyên gia Binh cho rằng, các DNXD cần: Tập trung vào việc đào tạo, nâng cao kiến thức CĐS nguồn nhân lực của công ty; coi trọng yếu tố con người làm trung tâm - đảm bảo tất cả các nhân sự tham gia vào quy trình CĐS phải am hiểu, có kiến thức sơ đẳng về công nghệ, phần mềm…

“Mặc dù, vẫn biết yêu cầu đặt ra đối với các nhân lực trong ngành xây dựng được trang bị, am hiểu về công nghệ là rất khó (vì tỷ lệ lao động có tuổi cũng như công nhân lao động tự do trong ngành chiếm tỉ trọng lớn). Tuy biết là khó, nhưng không vì khó mà chúng ta không làm, mà ngược lại chúng ta vẫn phải thường xuyên thúc đẩy nhiệm vụ đào tạo này”, chuyên gia Binh phân tích, nhận định.

Trong quan điểm hướng đến giải pháp công nghệ để phát triển, Chuyên gia Binh đánh giá cao việc cần áp dụng các công nghệ như: dữ liệu lớn (big data); trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML); Internet của vạn vật (IoT); BIM; các phần mềm quản trị dự án.

Cụ thể, ở từng giải pháp, dữ liệu lớn sẽ giúp các DNXD tạo ra các dữ liệu có cấu trúc, không có cấu trúc và bán cấu trúc. Và khi hoàn thiện tuỳ ở từng dạng dữ liệu, điều này giúp ngành xây dựng có thể khai thác, tìm hiểu nội dung ở bên trong. “Tuy nhiên, dữ liệu lớn luôn là một yêu cầu đối với các phần mềm CĐS trong ngành xây dựng và khi làm tốt sẽ góp phần làm tăng tính hiệu quả cũng như tính an toàn của dự án”, chuyên gia Binh lưu ý.

Đối với ưu điểm của AI và ML sẽ cho phép tăng hiệu quả, nhằm tạo, tối ưu các công đoạn thiết kế tòa nhà, nhất là về mặt gợi ý những phương pháp và xử lý tối ưu cũng như nâng cao tuổi thọ của tòa nhà, định hướng tính thẩm mỹ của tòa nhà theo nhu cầu người dùng (đáp ứng theo lứa tuổi, hành vi người sử dụng,...).

Hơn nữa AI và ML còn giúp nhận biết và tiến hành tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại để tiết kiệm nhân lực dự án cũng như tăng năng suất (thời gian, chi phí) của dự án. Đồng thời, AI và ML được sử dụng để theo dõi tiến độ công việc, chi phí, dòng tiền của dự án và có thể đưa ra các dự báo về tiến độ, dòng tiền, cũng như các vấn đề về thay đổi quan trọng trong dự án.

Cũng ưu điểm như dữ liệu lớn, AI và ML, IoT vận hành thông qua máy móc thông minh có thể giúp ngành xây dựng tự vận hành mà không cần sự điều khiển của con người.

Còn đối với công nghệ BIM sẽ giúp quá trình thiết kế, thi công, vận hành công trình xuyên suốt, liên thông, hiệu quả. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ BIM tại Việt Nam đang rất hạn chế kể cả áp dụng trong các DNXD lớn, lý do là vì giá thành cao và vận hành công nghệ BIM đòi hỏi các kỹ sư có trình độ chuyên môn rất cao.

Tiếp đến là các phần mềm quản trị dự án có thể áp dụng được kể đến như: AMIS Công việc của Misa; công cụ quản lý dự án xây dựng Online DigiNet; phần mềm quản lý dự án xây dựng Sinnova; phần mềm hỗ trợ quản trị dự án MyXteam; phần mềm quản trị dự án Landsoft; phần mềm quản trị thi công xây dựng SmartBuild; công cụ Faceworks…

“Tất cả các phần mềm quản trị dự án khi áp dụng sẽ góp phần hỗ trợ công tác CĐS về tài liệu và quy trình cho các công tác quản trị dự án”, chuyên gia Binh đánh giá.

Như vậy, với những phân tích và đề xuất nêu trên có thể nói việc CĐS trong các DNXD là việc làm cần thiết, thường xuyên vì nó sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, tăng tính cạnh tranh, cải thiện các vấn đề về quản lý.

Theo số liệu báo cáo từ Mordor, ngành xây dựng Việt Nam đạt giá trị khoảng 57,52 tỉ USD năm 2020 và dự kiến sẽ tăng lên 94,93 tỉ USD và năm 2026. Tuy nhiên, đạt giá trị khổng lồ nhưng ngành xây dựng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn là ngành được CĐS ít nhất./.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đọc thêm

Xem thêm