Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:20 12/12/2023

Câu chuyện thành công trong CPĐT: Bài học từ Đan Mạch và Estonia

Nếu được hỏi quốc gia nào có chính phủ điện tử (CPĐT) tốt nhất, chắc chắn đó là Đan Mạch và Estonia.

Trong hai thập kỷ qua, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã trở thành một phần không thể thiếu của xã hội. Cuộc cách mạng Internet và việc ứng dụng trong khu vực chính phủ đã có tác động lớn đến nhiều góc độ trong cách người dân và doanh nghiệp (DN) tương tác với chính phủ. Từ đó dẫn đến sự ra đời của CPĐT.

Theo Liên Hợp Quốc (UN), CPĐT có thể được định nghĩa là việc sử dụng công nghệ ICT để cung cấp các dịch vụ của chính phủ một cách hiệu quả hơn cho người dân và doanh nghiệp (DN). Nguyên tắc cơ bản của CPĐT là cải thiện hoạt động nội bộ của khu vực công bằng cách giảm chi phí tài chính và thời gian giao dịch để tích hợp tốt hơn các tiến trình và quy trình làm việc. Thông qua sự đổi mới này, các chính phủ trên toàn thế giới trở nên toàn diện hơn, cung cấp các dịch vụ tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của người dân về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Đan Mạch và Estonia là hai quốc gia nào có CPĐT tốt nhất. Hai quốc gia ở Bắc Âu và Baltic này đứng đầu trong hầu hết mọi báo cáo và khảo sát về số hóa khu vực công. Đan Mạch được ghi nhận có CPĐT đứng số 1 của Liên Hợp Quốc về chỉ số phát triển CPĐT năm 2018, 2020 và 2022 và có số lượng người dân sử dụng các dịch vụ CPĐT cao nhất trong toàn Liên minh Châu Âu (EU), với 93% người dùng Internet ở Đan Mạch sử dụng các dịch vụ công (DVC) kỹ thuật số vào năm 2021.

Ảnh: Svend Nielsen/Unsplash

Trong khi đó, theo Chỉ số Kinh tế và Xã hội số (Digital Economy and Society Index) năm 2022 của Ủy ban Châu Âu (EC), Estonia là quốc gia có hoạt động tốt nhất trong lĩnh vực DVC kỹ thuật số và được công nhận là quốc gia dẫn đầu về CPĐT, vượt trội so với các nước Trung và Đông Âu.

So sánh trụ cột chính phủ dựa trên đánh giá mức độ sẵn sàng số (DRA) của UNDP

Trong trụ cột chính phủ của khung đánh giá mức DRA (Digital Readiness Assessment) của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), phạm vi phát triển số đã phân loại cả Đan Mạch và Estonia vào các giai đoạn khác nhau. Điều này đòi hỏi phải thể chế hóa các hoạt động của chính phủ và những quy trình ra quyết định. Đan Mạch đã đạt được số điểm 5,67 về các DVC kỹ thuật số, đạt mức chuyển đổi. Trong khi đó, Estonia có điểm cao hơn một chút là 5,94 và cũng ở mức tương tự.

Điểm số xuất sắc mà Đan Mạch và Estonia nhận được trong báo cáo đó không phải ngẫu nhiên. Hai nước đã xác định cẩn thận và chính xác các mục tiêu số hóa của mình và đã theo đuổi các mục tiêu đó.

Để phát triển một loạt các DVC kỹ thuật số hiệu quả và tích hợp tốt, hai nước đã hỗ trợ đổi mới số, ban hành các luật nhằm thúc đẩy việc áp dụng các dịch vụ số, giáo dục công chúng và tham gia vào các mối quan hệ đối tác công - tư. Những bước phát triển này đã mang lại nhiều giải pháp cho cơ sở hạ tầng quan trọng, mang lại lợi ích cho mọi người dân và DN trong cuộc sống hàng ngày khi tương tác với chính phủ.

Giống như cách Đan Mạch có borger.dk, Estonia có eesti.ee là cổng DVC tích hợp, cả hai đều hoạt động 24/7. Dịch vụ chính phủ mạnh mẽ này mang lại trải nghiệm vượt trội cho công dân bằng cách đáp ứng 4 nguyên lý cốt lõi về nhu cầu của người dùng do Aarron Walters đưa ra là: hữu dụng, đáng tin cậy, có thể sử dụng và thú vị.

Hành trình số: Mối quan hệ với khu vực công và tư nhân

Ở Đan Mạch và Estonia, các DVC đã số hóa là có mục tiêu số hóa rõ ràng và có cân nhắc kỹ càng trong hơn 20 năm. Những mục tiêu này là nền tảng để Đan Mạch và Estonia trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ số. Đầu tiên, hai nước đảm bảo để công chúng có thể sử dụng công nghệ số dễ dàng hơn bằng cách đào tạo về số hóa.

Thứ hai, bằng cách cam kết quản trị số, hai nước hiện đại hóa các hệ thống lỗi thời và cung cấp cho người dân các dịch vụ số có ích và hiệu quả. Thứ ba, bằng cách kết hợp Internet vào các hoạt động văn hóa và dân chủ của mình, hai nước không chỉ đạt được những thay đổi chính trị từ trên xuống mà còn đạt được những chuyển đổi văn hóa lấy công dân làm trung tâm.

Theo cơ quan Chính phủ số Đan Mạch, chính quyền trung ương, khu vực và địa phương của Đan Mạch đã hợp tác chiến lược kể từ năm 2001 để đặt nền móng cho khu vực công số trong tương lai.

Bước đầu tiên là triển khai sự cộng tác số trong khu vực công thông qua chữ ký số và email vào năm 2001, tiếp theo là thanh toán hiệu quả với NemKonto (tài khoản ngân hàng) và hóa đơn điện tử vào năm 2004. Sau đó, vào năm 2007, NemID/EasyID (ID dùng cho một hình thức tự phục vụ công cộng (selfservice)), Digital Post và cổng borger.dk đã được ra mắt, tiếp theo là Digital Post for Business vào năm 2011.

Sau đó, vào năm 2016, việc chia sẻ dữ liệu công cộng có độ bảo mật cao bắt đầu và đến năm 2022, các quy định về trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa và chuyển đổi xanh đã được áp dụng.

Cơ quan Chính phủ số Đan Mạch tin rằng tính hữu dụng là hàng đầu. Chính phủ hiểu rằng dù công chúng có cởi mở như thế nào với các công nghệ CPĐT thì cũng sẽ không sử dụng chúng nếu chúng không thuận tiện và dễ sử dụng. Do đó, chính phủ Đan Mạch đang cố gắng làm cho CPĐT trở nên hấp dẫn hơn so với các chính phủ phi số trước đó.

Cách để họ thực hiện được điều này là mở rộng phạm vi các tình huống có thể sử dụng công nghệ. Do đó, NemID có thể được áp dụng để xác nhận mọi giao dịch của chính phủ và ngân hàng điện tử. Tương tự, hệ thống Bưu chính số sẽ cung cấp khả năng lưu trữ an toàn cho mọi thư từ và dữ liệu được gửi giữa một người và bất kỳ cơ quan công quyền nào. Điều này khiến hệ thống trở nên thân thiện hơn với người dùng.

Đối với Estonia, kể từ khi giành lại độc lập vào năm 1991, chính phủ đã tìm cách thiết kế lại toàn bộ cơ sở hạ tầng thông tin của quốc gia với mục tiêu cởi mở, riêng tư và bảo mật. Theo báo cáo từ e-estonia.com, hành trình trở thành xã hội số tiên tiến nhất thế giới của đất nước này được trải qua những chặng đường như sau:

Kể từ dự thảo đầu tiên về các Chính sách thông tin của Estonia năm 1994, quốc gia này đã đạt được tiến bộ nhanh chóng trong việc cung cấp CPĐT. Sáng kiến Tiger Leap và dịch vụ ngân hàng điện tử được ra đời vào năm 1996.

Ngoài ra, cuộc họp nội các điện tử, hội đồng thuế điện tử và m-Parking được thiết lập vào năm 2000. Estonia cũng đã phát triển X-Road vào năm 2001, tạo ra một nền tảng hội nhập quốc gia để giảm thiểu chi phí trao đổi dữ liệu và ngăn chặn rò rỉ dữ liệu từ các hệ thống không được bảo vệ hiện có.

ID điện tử và chữ ký số được giới thiệu vào năm 2002, tiếp theo là sự ra mắt của e-Voting vào năm 2004 để giúp các cuộc bầu cử dễ tiếp cận hơn. Sau cuộc tấn công mạng nghiêm trọng vào Estonia năm 2007, an ninh mạng đã được tăng cường và công nghệ blockchain được triển khai vào năm 2008.

Estonia này cũng đi tiên phong về Y tế điện tử (2008) và đơn thuốc điện tử (2010) trong ngành y tế. Sau đó, vào năm 2014, e-Residency được thiết lập để thu hút DN và nhân tài nước ngoài đến Estonia, tiếp theo là Cổng thông tin điện tử (e-Portal) của Cục Đường bộ vào năm sau. Trong giai đoạn 2019 - 2020, quốc gia này đã ban hành luật về Chiến lược AI của Chính phủ, chăm sóc trẻ chủ động và xác minh công chứng từ xa.

Chính phủ Estonia nhận thấy rằng, mang lại lợi ích cho xã hội sẽ làm tăng việc áp dụng các dịch vụ của chính phủ thông qua các kênh số. Do đó, chính phủ Estonia đã thiết lập cổng thông tin tích hợp eesti.ee vào năm 2013. Khi nói đến dịch vụ điện tử, Estonia có tỷ lệ chấp nhận tương đối cao.

Theo e-estonia.com, đến năm 2022, hơn 98% trong số 1,3 triệu công dân Estonia có ID điện tử, 100% trường học và tổ chức chính phủ được trang bị ICT, 97% DN sử dụng máy tính, 100% giao dịch ngân hàng được thực hiện được thực hiện bằng hình thức điện tử, 98% tờ khai thuế thu nhập được thực hiện thông qua cơ quan thuế điện tử và 99% thuốc được mua bằng đơn thuốc số.

Sự hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân cũng là một yếu tố thành công quan trọng trong hành trình CPĐT của Đan Mạch và Estonia. Đan Mạch ra mắt NemID là sự sẵn sàng cho tất cả các ngân hàng và DN thương mại điện tử (TMĐT) Đan Mạch.

Với NemID, chính phủ cũng cung cấp bộ “dữ liệu cơ bản” của khu vực công và thông tin nhân khẩu học được cung cấp công khai cho khu vực tư nhân để thúc đẩy các DN dựa trên dữ liệu và khuyến khích các ngành công nghiệp mới. Tương tự, khi thiết kế giải pháp hóa đơn điện tử NemHandel, chính phủ Đan Mạch đảm bảo rằng giải pháp này có thể được sử dụng để lập hóa đơn giữa các DN nhằm tiết kiệm một lượng lớn chi phí hành chính.

Trong khi đó, ở Estonia, chính phủ đã hợp tác với khu vực tư nhân để phát triển Học viện IT Estonia vào năm 2012 nhằm giải quyết mọi khoảng cách về kỹ năng IT. Chính phủ Estonia đã hợp tác với các công ty địa phương như Cybernetica, Guardtime và Signwise để cung cấp các thành phần cốt lõi của CPĐT. Các DN này hiện đang xuất khẩu kiến thức chuyên môn, dịch vụ và sản phẩm của mình ra nước ngoài với sự cộng tác của chính phủ Estonia.

Bài học từ các quốc gia Bắc Âu và Baltic

Đan Mạch và Estonia là những ví dụ điển hình về cách một quốc gia có được thành công và trở thành CPĐT tốt nhất thế giới. Cả hai quốc gia đều thiết lập một kế hoạch rõ ràng về “việc sắp xếp self-service” khi bắt đầu bất kỳ chương trình CPĐT nào.

Hai nước áp dụng nguyên tắc “tính khả dụng là trên hết” trong DVC số, cho phép trải nghiệm của khách hàng xác định quy trình thay vì cho phép quy trình hiện tại xác định trải nghiệm của khách hàng.

Tiêu chí thành công của hai nước là mọi dịch vụ của CPĐT phải thuận tiện hơn và hữu ích hơn những phiên bản trước (không được số hóa). Một bài học khác có thể rút ra là khu vực công nên làm việc với nhiều bộ phận trong ngành để khám phá cách số hóa các dịch vụ của chính phủ có thể làm cho khu vực pháp lý trở nên hấp dẫn hơn đối với khu vực tư nhân và thúc đẩy các ngành công nghiệp mới.

Câu chuyện của Đan Mạch và Estonia cung cấp những ví dụ thực tế quan trọng về cách chuyển đổi số thành công trong chính phủ. Hành trình số của các quốc gia Bắc Âu và Baltic này mang lại những hiểu biết sâu sắc, có giá trị về quá trình chuyển từ tình trạng trì trệ sang tăng trưởng số trong khu vực công. Suy cho cùng, làn sóng chuyển đổi số của chính phủ không chỉ nhằm mục đích tồn tại mà còn là phát triển mạnh mẽ.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm