Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
19:29 18/11/2023

Cần quy định cụ thể về ứng dụng AI trong hoạt động báo chí

Cùng với các thành tựu, hoạt động báo chí hiện nay vẫn còn một số tồn tại, bất cập. Công tác quản lý báo chí chưa theo kịp với thực tiễn, chưa đáp ứng được sự phát triển của báo chí, truyền thông và công nghệ.

Luật Báo chí 2016 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho báo chí Việt Nam tiếp tục phát triển

Chiều 17/11, tại Hòa Bình, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 6 năm thực hiện Luật Báo chí 2016 gắn với 10 điều Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội (MXH) của người làm báo Việt Nam cho các cấp Hội, các cơ quan báo chí với sự tham dự của các liên chi hội, chi hội trực thuộc và 25 hội nhà báo các tỉnh miền Bắc.

Là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo, trong thời gian qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả trong công tác phối hợp quản lý báo chí, quản lý hội viên.

Ông Nguyễn Đức Lợi: Luật Báo chí 2016 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho báo chí cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững.

Trao đổi tại hội nghị, khẳng định “Sau 6 năm thực hiện, Luật Báo chí 2016 gắn với 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc sử dụng MXH của người làm báo Việt Nam đã nhận được nhiều đánh giá tích cực của những người làm báo và toàn xã hội”, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đánh giá: Với nhiều quy định mới tiến bộ, phù hợp với thực tiễn đời sống của báo chí, công tác báo chí, Luật Báo chí 2016 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho báo chí cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững, là chỗ dựa của những người làm báo để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phục vụ xã hội và nhân dân tốt hơn.

Nhờ đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu và hợp tác, hỗ trợ cơ quan báo chí, tác nghiệp của phóng viên; bước đầu thực hiện nghiêm chỉnh việc cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất, phản hồi thông tin cho báo chí. Đặc biệt, Luật đã thể chế hóa việc xây dựng quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, là cơ hội để nâng cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, giúp nhà báo và cơ quan báo chí hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn.

Một số tồn tại

Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động báo chí thời gian qua, Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Lợi cũng cho biết vẫn còn nhiều tồn tại, từ vấn đề đối tượng thành lập cơ quan báo chí, nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí, đến việc phân định báo và tạp chí, hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú...

Một số cơ quan báo chí, người làm báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, chạy theo thị hiếu tầm thường, tìm cách để thu lợi, kể cả việc làm sai lệch bản chất của sự việc. Hiện tượng nhà báo - hội viên khai thác, sử dụng MXH cho những mục đích phi nghề nghiệp, hành xử, phát ngôn thiếu chuẩn mực, vi phạm quy chuẩn đạo đức và thậm chí là vi phạm pháp luật đang trở thành vấn đề được không chỉ báo giới mà dư luận xã hội rất quan tâm.

Theo ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Kiểm tra, Hội Nhà báo Việt Nam, vai trò của Hội Nhà báo các cấp vẫn còn hạn chế, chưa thực sự chủ động trong việc xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp và Quy tắc sử dụng MXH của người làm báo Việt Nam cũng như lên tiếng đánh giá, xếp hạng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cơ quan báo chí nhằm góp phần nâng cao vị thế của công tác hội và chất lượng báo chí.

Cơ chế về bộ máy, nhân lực cơ quan báo chí bộc lộ nhiều hạn chế. Các cơ quan báo chí là đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ hoàn toàn đang bị hạn chế về biên chế, không được ký hợp đồng chuyên môn; hạn chế trong tuyển dụng, sử dụng phóng viên, biên tập viên, có trường hợp thực hiện công việc của chức danh phóng viên, biên tập viên nhưng cơ quan báo chí ký hợp đồng cộng tác viên, ảnh hưởng quyền lợi chính đáng của người làm báo.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn cũng cho rằng: “Chuyển đổi số báo chí là vấn đề cấp thiết nhưng khả năng đáp ứng của đội ngũ những người làm báo chưa cao. Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất thiếu đồng bộ, chắp vá.

Cần quy định sử dụng AI trong báo chí

Từ thực tiễn hoạt động báo chí ở địa phương, nhiều đại biểu từ các cơ quan báo chí, cấp hội đã đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016, nêu giải pháp để thực hiện tốt 10 điều Quy định nghề nghiệp người làm báo; phân tích thực trạng, đưa ra các giải pháp đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ thu hút hội viên là phóng viên thường trú, các văn phòng đại diện về sinh hoạt tại Hội Nhà báo địa phương...

Một số ý kiến bày tỏ mong muốn Hội nhà báo địa phương tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong chỉ đạo, quản lý báo chí, xử lý vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, nhấn mạnh vai trò của các cấp Hội nhà báo, phát huy tính chủ động, quyết liệt trong công tác phòng ngừa, chấn chỉnh những sai phạm của hội viên trong việc tham gia mạng xã hội; kiến nghị về việc cần có quy định chặt chẽ về kinh tế báo chí trong Luật Báo chí.

Đáng chú ý, có ý kiến cho rằng cần sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí theo hướng nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nhà báo Việt Nam trong giáo dục bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo; thường xuyên theo dõi giám sát, kiểm tra kết luận hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và tăng cường xử lý vi phạm của hội viên, nhà báo.

Bên cạnh đó, Luật cần quy định chặt chẽ việc tuyển dụng phóng viên của các cơ quan báo chí (về nhận thức về chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ báo chí, ngoại ngữ, tin học) để nâng cao chất lượng, hạn chế những sai sót của phóng viên.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn cho rằng cần quy định hoạt động của các đối tượng đang thực hiện nghiệp vụ phóng viên trong cơ quan báo chí dưới 2 năm, chưa đủ điều kiện cấp thẻ nhà báo... Đặc biệt, cần có những quy định cụ thể trong ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động báo chí để góp phần định hướng truyền thông trên môi trường số, ngăn chặn những tiêu cực có thể nảy sinh từ xu hướng truyền thông phát triển mạnh mẽ hiện nay.

Cần có những quy định cụ thể trong ứng dụng công nghệ AI trong hoạt động báo chí để góp phần định hướng truyền thông trên môi trường số. (Nguồn: bairesdev.com).

Thời gian tới, Hội Nhà báo các cấp cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo, Bộ TT&TT trong chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí, nhằm giáo dục, rèn luyện, đào tạo, xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh vững vàng, đạo đức trong sáng, ý thức, trách nhiệm công dân trong hoạt động nghề nghiệp.

Đề xuất về hoạt động báo chí trên môi trường số

Ông Ma Văn Chức, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang cho biết sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí năm 2016 là việc làm cần thiết nhằm giải quyết, khắc phục triệt để những tồn tại, vướng mắc bất cập, đảm bảo phù hợp với thực tiễn phát triển của lĩnh vực báo chí, truyền thông trong giai đoạn hiện nay.

Theo đó, đề xuất về hoạt động báo chí trên môi trường số, ông Ma Văn Chức cho rằng cần bổ sung trong Luật Báo chí 01 chương gồm các điều, khoản về hoạt động báo chí trên môi trường số, trong đó thể hiện hướng các quy định gồm:

- Xác định nền tảng số là phương tiện truyền dẫn thông tin. Nhà nước thừa nhận, khuyến khích, tạo điều kiện để báo chí hoạt động, lan tỏa thông tin trên nền tảng số; Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí, hình thành và phát triển nền tảng số cho các cơ quan báo chí thức hiện phân phối nội dung báo chí, chia sẻ dữ liệu báo chí và các nền tảng số quốc gia khác cho báo chí.

- Việc hoạt động nền tảng số cơ quan báo chí đăng ký thông báo, kết nối hệ thống với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí để được hỗ trợ và tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước.

- MXH, nền tảng sử dụng tin, bài của cơ quan báo chí phải tra bản quyền theo quy định; Hoạt động trên nền tảng số của cơ quan báo chí tuân thủ các quy định pháp luật về báo chí.

Ở một khía cạnh khác, đặc biệt, ông Đinh Anh Đức, Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo tỉnh Sơn La mong muốn Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Bộ TT&TT có giải pháp cụ thể hơn với viêc quản lý an ninh mạng, nhất là cần có hệ thống cài đặt dịch phiên âm tiếng nội ngữ ra tiếng phổ thông để quản lý chặt chẽ hơn việc một số thông tin đưa lên mạng, chat với nhau những vấn nhạy cảm trên không gian mạng bằng nội ngữ, nhất là tiếng Thái, tiếng Mông, tiếng Lào.

Ông Đinh Anh Đức cho rằng có thể việc trao đổi đó cơ bản là những điều tốt, nhưng ở vùng Tây Bắc vẫn còn tiền ẩn nhiều nguy cơ bà con bị súi giục, vận động đi theo tà đạo, lập vương quốc tự trị, hoặc mê tín dị đoan… gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, nên việc nắm bắt từ sớm từ xa trên không gian mạng để ngăn chặn kịp thời là rất cần thiết.

Đọc thêm

Xem thêm