Thị trường hàng hóa
Các bình luận được đưa ra khi Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew tham dự phiên điều trần trước các nhà lập pháp Mỹ trong bối cảnh sự giám sát ngày càng gia tăng về mối quan hệ của ứng dụng với Bắc Kinh.
Hôm thứ Năm (23/3), Bộ thương mại Trung Quốc nhận định rằng việc buộc phải bán TikTok sẽ “gây tổn hại nghiêm trọng” đến niềm tin của các nhà đầu tư toàn cầu vào Mỹ.
“Nếu tin tức về việc ép Tiktok bán cổ phần là sự thật, Trung Quốc sẽ kiên quyết phản đối điều đó,” Shu Jueting, phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm ở Bắc Kinh.
Đồng thời, vị này nói thêm rằng bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào cũng cần có sự chấp thuận của Chính phủ Trung Quốc.
“Việc bán hoặc thoái vốn TikTok liên quan đến xuất khẩu công nghệ và các thủ tục cấp phép hành chính, những hành động này phải được thực hiện theo luật pháp và quy định của Trung Quốc”, bà Shu Jueting chia sẻ.
Trước đây, Bắc Kinh đã không cân nhắc trực tiếp về khả năng xuất khẩu hàng hóa bắt buộc. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2020, quốc gia tỷ dân đã báo hiệu rằng họ muốn bảo vệ công nghệ bằng cách thêm các thuật toán đề xuất, có thể bao gồm cả của TikTok, vào danh sách các công nghệ bị hạn chế xuất khẩu.
TikTok thuộc sở hữu của công ty công nghệ ByteDance có trụ sở ở Trung Quốc, đây là công ty khởi nghiệp đắt giá nhất thế giới.
Tuy nhiên, chính quyền nhiều nơi trên thế giới đã bày tỏ mối lo ngại về mối quan hệ giữa công ty này với Chính phủ Trung Quốc, cũng như việc TikTok đang nắm giữ dữ liệu cá nhân của hàng triệu người dùng trên thế giới.
Lo ngại rủi ro, Vương quốc Anh, Bỉ, Canada, Scotland, nghị viện châu Âu và New Zealand sẽ cấm sử dụng mạng xã hội TikTok trên các thiết bị điện thoại của chính phủ và lệnh cấm này sẽ ngay lập tức có hiệu lực.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm