Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:00 10/08/2022

Ảnh hưởng của Đạo luật CHIPS đến ngành công nghiệp bán dẫn ở Mỹ và Trung Quốc

Ngày 9/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ ký ban hành Đạo luật CHIPS. Điều này tác động lớn đến ngành sản xuất chất bán dẫn của cả Mỹ và Trung Quốc.

Washington không ngừng tăng cường nỗ lực để kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp chip của Trung Quốc, vốn đã phát triển dựa vào các thiết bị công nghệ nhập khẩu. Vào ngày 9/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến ​​sẽ ký ban hành Đạo luật CHIPS để trợ cấp cho ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ trong một nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc.

Theo đó dự luật sẽ cung cấp khoản trợ cấp 52 tỷ USD cho sản xuất và nghiên cứu vi xử lý. Ngoài ra, các quy định cũng bao gồm một khoản tín dụng đầu tư cho các nhà máy chip trị giá 24 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Các nhà sản xuất chip hoan nghênh việc Washington thông qua dự luật để có thể nhận về nguồn tài chính lớn. Nhưng ở một diễn biến khác, việc chấp nhận các khoản trợ cấp có thể khiến các công ty bán dẫn gặp rất nhiều khó khăn khi đầu tư vào Trung Quốc trong tương lai.

Đối với những gã khổng lồ về chip như Samsung Electronics và SK Hynix, các công ty sẽ bị hạn chế vận chuyển các công cụ công nghệ mới đến các chi nhánh tại Trung Quốc. Samsung và SK Hynix là những công ty kiểm soát hơn một nửa thị trường chip nhớ flash NAND toàn cầu. Ngoài ra, 2 công ty kể trên đã đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây để sản xuất những con chip quan trọng đối với khách hàng, bao gồm những gã khổng lồ công nghệ Apple, Amazon, chủ sở hữu Facebook Meta và Google.

Về phía mình, Trung Quốc đã phản ứng trước việc thông qua Đạo luật CHIPS bằng cách nói rằng họ kiên quyết chống lại các điều khoản hạn chế sự hợp tác "bình thường về khoa học công nghệ" giữa hai nước. Nhưng bất chấp những phản ứng có vẻ mạnh mẽ này, không nhiều người cho rằng Bắc Kinh sẽ trả đũa ngay lập tức, do hiện tại quốc gia này vẫn phụ thuộc vào chất bán dẫn nhập khẩu từ nước ngoài.

Bên cạnh việc ban hành Đạo luật CHIPS, Washington cũng đang lên kế hoạch thành lập Liên minh Chip 4 - một quan hệ đối tác do Mỹ đứng đầu cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Thậm chí, nhiều thông tin gần đây cho biết Mỹ đang cân nhắc lệnh cấm khâu vận chuyển thiết bị sản xuất chip của Mỹ cho các nhà máy sản xuất chip NAND tiên tiến ở Trung Quốc.

Một dòng chip do YMTC sản xuất

Nếu lệnh cấm được ban hành, các nhà sản xuất chip của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng. Đơn cử như Công ty TNHH Công nghệ Bộ nhớ Dương Tử (YMTC), gã khổng lồ chip nhớ Trung Quốc vẫn phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị sản xuất chip nhập khẩu bất chấp nỗ lực độc lập về công nghệ của đất nước.

Theo công ty nghiên cứu Yole Development, YMTC có thị phần toàn cầu đối với chip nhớ flash NAND là 5% vào năm ngoái và đang trên đà vượt qua 10% vào năm 2027. Các báo cáo truyền thông thậm chí còn chỉ ra rằng Washington đang thúc đẩy các quy định nghiêm ngặt hơn về xuất khẩu sang Trung Quốc bằng cách trang bị các thiết bị cần thiết để sản xuất chip từ 14 nanomet trở xuống. Động thái như vậy sẽ khiến nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc là Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC) khó mở rộng sang lĩnh vực sản xuất chip tiên tiến.

Cho đến nay, ngay cả trước khi Đạo luật CHIPS được ban hành, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đã có dấu hiệu khởi sắc. Theo dữ liệu được cung cấp bởi cơ quan công nghiệp Semi, đơn đặt hàng thiết bị sản xuất chip của Trung Quốc từ các nhà cung cấp nước ngoài đã tăng 58% vào năm 2021, trở thành thị trường lớn nhất cho các sản phẩm này trong năm thứ hai hoạt động.

Công bằng mà nói, các công ty Trung Quốc không phải là những công ty duy nhất thua lỗ. Công ty tư vấn và quản lý Boston Consulting Group (BCG) ước tính rằng các công ty Mỹ sẽ mất 18% thị phần toàn cầu và 37% doanh thu, dẫn đến hao hụt 15.000 đến 40.000 việc làm tay nghề cao trong nước.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm