Thị trường hàng hóa
Năm 2021 được coi là năm bùng nổ của làn sóng chuyển đổi số (CĐS) khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp (DN), cá nhân lựa chọn kinh doanh trực tuyến. Để thúc đẩy tiến trình dịch chuyển này, nhiều chính sách đơn giản hóa quy trình đăng ký đã được các nền tảng TMĐT áp dụng. Đồng thời, các nền tảng TMĐT cũng thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, cung cấp nhiều công cụ tiếp thị phù hợp, hỗ trợ về dịch vụ chăm sóc khách hàng và quy trình giao hàng dành cho nhà bán hàng.
Song hành với đó, ứng dụng các công nghệ TMĐT hàng đầu sẽ định hình tương lai của ngành kinh doanh và thu hút thêm nhà bán hàng mới. Trong năm 2022, thực tế tăng cường (AR) đang trở thành một công nghệ “thay đổi cuộc chơi” cho nhiều sàn TMĐT.
AR là công nghệ độc đáo giúp khách hàng xem phiên bản 3D của sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang tìm kiếm, từ đó nâng cao trải nghiệm mua sắm của họ. Theo các nghiên cứu, chụp ảnh ảo 3D tiết kiệm chi phí hơn 6 lần so với các cách chụp ảnh truyền thống.
AR cho phép khách hàng có những trải nghiệm phong phú, trong đó khách hàng được xem trong phòng hoặc thử trước khi mua. Từ một món đồ trang trí sang trọng đến phụ kiện quần áo, khách hàng có thể nhìn và cảm nhận sản phẩm mà không cần tận mắt chứng kiến.
Khách hàng trở nên quyền lực hơn bao giờ hết với đa dạng lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp phải thay đổi để tăng tính cạnh tranh hơn trong mắt khách hàng.
Một cơ chế cố định sẽ không đáp ứng được mong muốn của mọi khách hàng. Trong khi đó, kỳ vọng của họ về trải nghiệm cá nhân hóa đang tăng dần lên, đặc biệt đối với thế hệ Millennials và Gen Z.
Nếu doanh nghiệp không cá nhân hoá hành trình cung cấp các dịch vụ, sản phẩm thì sẽ có nguy cơ mất khách hàng tiềm năng và tỷ lệ chuyển đổi thấp. Công nghệ và số hóa đã cho phép thực hiện cá nhân hóa một cách hiệu quả hơn cho doanh nghiệp về cả mặt chi phí và hoạt động.
Thay vì đầu tư mở rộng nguồn nhân lực và các cửa hàng vật lý để tương tác trực tiếp với khách hàng, doanh nghiệp có thể áp dụng các công nghệ như phân tích dữ liệu, AI hoặc công nghệ thực tế ảo để đem đến các trải nghiệm cá nhân hóa.
Thông qua đó, các sản phẩm tiềm năng phù hợp với sở thích của người mua hoặc thông tin phù hợp với sở thích của họ sẽ được ghi lại trong một thời gian dài. Theo khảo sát, các nhà bán lẻ thực hiện áp dụng AI nhằm tăng trải nghiệm cá nhân hoá của khách hàng có doanh thu tăng hơn 25% so với bình thường.
Để tăng doanh số bán hàng, các nhà bán lẻ và doanh nghiệp liên doanh không ngừng nỗ lực tìm ra những cách tương tác mới với khách hàng thông qua các chiến dịch cá nhân hóa và dữ liệu trực tiếp. Một vấn đề của các doanh nghiệp là họ không biết bắt đầu xây dựng chiến lược hành trình khách hàng cá nhân hóa từ đâu.
Theo Công ty cổ phần FPT, doanh nghiệp thực hiện cá nhân hoá hành trình trải nghiệm khách hàng dựa trên thực tiễn: thiết kế chiến lược khách hàng và nguyên tắc tổ chức theo hướng cá nhân hóa trải nghiệm; thu thập thông tin khách hàng chi tiết; phân tích hành trình của khách hàng và xác định tất cả các điểm tiếp xúc, vấn đề khách hàng gặp phải; tìm hiểu các vấn đề cốt lõi trong quy trình hoạt động công việc nội bộ và xác định các hành động nhằm cải thiện hành trình của khách hàng; tích hợp hệ thống kết nối làm liền mạch trải nghiệm.
Trong thế giới của Alexa và Siri, trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học đã biến trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa thành hiện thực. Loa thông minh, chatbot và trợ lý giọng nói là những công cụ sáng tạo để tìm kiếm sản phẩm trực tuyến, mua sắm trực tuyến.
Đây là một phương pháp thu thập dữ liệu người dùng dựa trên lượt mua hàng hoặc lượng tìm kiếm của khách hàng. Khai thác xu hướng công nghệ này sẽ thúc đẩy doanh thu và đóng vai trò là lợi thế chính so với các hình thức mua sắm truyền thống tại các cửa hàng bán lẻ.
AI giúp khách hàng biết rằng các thương hiệu quan tâm đến nhu cầu sản phẩm của họ. Từ đó, chúng nỗ lực đề xuất cho họ các dịch vụ theo sự thoải mái và sở thích của cá nhân.
Thương mại điện tử dựa trên các nền tảng truyền thông xã hội để tương tác, nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Một số tính năng độc quyền của nó bao gồm hệ thống xếp hạng và đánh giá, giới thiệu người dùng, cộng đồng trực tuyến, quảng cáo và tối ưu hóa trên phương tiện truyền thông xã hội, đề xuất của người dùng…
Mạng xã hội là một cách để mang lại sự đổi mới cho các nhà bán lẻ và xây dựng danh tiếng thương hiệu tích cực trong lòng khách hàng. Khi người dùng mạng xã hội cảm thấy gắn bó với các sản phẩm của doanh nghiệp, họ sẽ chia sẻ nó với số đông và nâng cao hiệu quả của các chiến dịch truyền thông xã hội.
Hoạt động này thu hút sự chú ý của người dùng lướt internet mà không biết họ định mua gì. Doanh số bán hàng của các sàn TMĐT sẽ tăng thông qua các quảng cáo tích hợp giữa các bài đăng trên mạng xã hội.
Điều gì có thể tốt hơn việc khách hàng có thể mua hàng từ bất kỳ đâu, bất kể ranh giới địa lý chỉ cần điện thoại thông minh. Mua sắm trên thiết bị di động tạo sự thuận tiện cho người dùng vì họ có thể mua sản phẩm hoặc dịch vụ yêu thích và thanh toán cho những gì họ mua bằng các kỹ thuật số mới.
Mua sắm trên thiết bị di động dự kiến sẽ vượt qua mua sắm trên máy tính để bàn trong tương lai với khả năng tiếp cận SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) hiệu quả. Sử dụng thiết bị di động cho TMĐT mang lại lợi thế cho các doanh nghiệp vì nó tăng tốc độ SEO trên trang và cục bộ, đồng thời thu hút tỷ lệ nhấp chọn cao hơn.
Ngành TMĐT tiếp tục phá vỡ các cách thức kinh doanh với các công nghệ và xu hướng mới hơn. Ngành liên tục tái định hình chính mình để vượt qua những thách thức và thúc đẩy doanh số bán hàng cho các doanh nghiệp.
Trong giai đoạn vừa qua, đại dịch COVID-19 đã tác động lớn đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, thị trường TMĐT Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng vượt bậc, trở thành một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất và hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Do đó, các doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội và ứng dụng công nghệ mới này để bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm