Thị trường hàng hóa
Ngành dệt may có 64% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cung cấp cho thị trường trong nước. Trong đó, 3% cung cấp cho doanh nghiệp FDI, 9% xuất khẩu và 27% cung cấp cho cả hai thị trường.
Trong ngành cao su, nhựa, hóa chất, số doanh nghiệp cung cấp cho thị trường trong nước chiếm 52%, và hoàn toàn cho xuất khẩu là 4%, 44% còn lại cung cấp cho cả hai thị trường.
Điện tử có 44% doanh nghiệp cung cấp cho thị trường trong nước. Trong đó 22% cung cấp hoàn toàn cho FDI, 16% cung cấp cho thị trường xuất khẩu và 40% số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của ngành cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Với ngành cơ khí, ô tô: 83% doanh nghiệp hoàn toàn cung cấp cho thị trường nội địa, chỉ có 3% doanh nghiệp có doanh thu hoàn toàn từ xuất khẩu và 14% doanh nghiệp có doanh thu từ cả hai thị trường.
Theo Cục Công nghiệp cho biết, để giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Bộ Công Thương đã và đang tích cực hợp tác với cơ quan Chính phủ các nước (Hàn Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh… ), các tổ chức quốc tế và một số tập đoàn đa quốc gia lớn (điển hình như Samsung) triển khai các dự án hợp tác nhằm cải tiến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước và tăng cường kết nối doanh nghiệp nội địa với các chuỗi sản xuất toàn cầu.
Về dài hạn, giải pháp đặt ra là hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp trong nước (chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghiệp và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với thực tiễn, với nhu cầu doanh nghiệp công nghiệp trong nước).
Bên cạnh đó, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với khu vực FDI và thị trường toàn cầu nhằm tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định tự do thương mại, từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đưa doanh nghiệp công nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm