Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:00 14/11/2022

Những yếu tố thúc đẩy kinh tế Đông Nam Á

Trong bối cảnh lãi suất toàn cầu tăng, căng thẳng từ các cuộc xung đột địa chính trị, một số nền kinh tế lớn đang tăng trưởng chậm lại thì triển vọng đối với kinh tế các quốc gia Đông Nam Á trong thập kỷ tới vẫn được đánh giá tương đối tươi sáng nhờ vào nhiều yếu tố.

Các chương trình nghị sự hỗ trợ tăng trưởng 

Công ty tư vấn Bain & Company và Công ty đầu tư mạo hiểm Monk’s Hill Ventures đã lập mô hình nghiên cứu yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở 6 nền kinh tế lớn nhất của Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và đạt được một số kết luận khả quan. Theo đó, các nền kinh tế này, dẫn đầu là Việt Nam, sẽ được hưởng lợi từ chương trình nghị sự hỗ trợ tăng trưởng. 

Những năm qua, Việt Nam và Indonesia đã đạt được sự cải thiện mạnh mẽ về các chỉ số môi trường kinh doanh do Ngân hàng Thế giới (WB) tổng hợp, trong khi các nước còn lại, trừ Philippines có lịch sử hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện, Singapore là quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng toàn cầu về yếu tố này. 

Ảnh minh hoạ 

Đồng thời, triển vọng tăng trưởng của các nước này đang được nâng lên nhờ việc họ tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực vào năm 2022 và sẽ gia tăng thương mại khu vực nội châu Á khi các nền kinh tế phương Tây chuyển sang khu vực hóa. Đông Nam Á cũng làm tốt trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 

Tỷ lệ FDI trong tổng vốn đầu tư vào khu vực vượt của Trung Quốc, Nam Á hay Đông Âu. Tuy nhiên, nếu loại trừ Singapore, FDI của Đông Nam Á ít ấn tượng hơn và tính theo đầu người thì thấp hơn Trung và Đông Âu. 

Đông Nam Á cũng thu được lợi ích không chỉ về thương mại với Trung Quốc mà còn về các khoản đầu tư khi các công ty chuyển một số hoạt động từ Trung Quốc sang khu vực, vì chi phí lao động thấp hơn và những động thái nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Điển hình là Singapore và Việt Nam, hai nước có những chính sách thu hút những “luồng gió mới” về vốn và nhân tài từ Hong Kong (Trung Quốc), cũng như những khoản đầu tư của các công ty công nghệ lớn như Alibaba và ByteDance từ Trung Quốc sau khi nước này kiểm soát chặt chẽ đối với các công ty công nghệ lớn.  

Sự phát triển nền kinh tế số

Một điểm sáng khác là sự mở rộng của nền kinh tế số ở Đông Nam Á. Theo báo cáo nghiên cứu, sự bùng nổ kinh tế số sẽ tác động trực tiếp đến đầu tư, đổi mới sáng tạo, và tăng trưởng năng suất theo công nghệ số trong nền kinh tế tổng thể của khu vực. 

Ước tính trong năm 2022, nền kinh tế số của khu vực trên đà tăng trưởng 20% so với năm 2021, lên khoảng 200 tỷ USD về giá trị hàng hóa toàn cầu (đề cập đến giá hàng hóa và dịch vụ được giao dịch kỹ thuật số, không tính các dịch vụ tài chính). Việc áp dụng kỹ thuật số đã bùng nổ mạnh mẽ kể từ khi đại dịch Covid - 19 bùng phát. 

Ảnh minh hoạ 

Trong số 460 triệu người dùng Internet của khu vực, khoảng 100 triệu người đã truy cập trực tuyến trong 3 năm qua, thúc đẩy các dịch vụ như thương mại điện tử, nhạc trực tuyến, ngành game và gần đây là du lịch. Google, Bain và Temasek dự báo quy mô nền kinh tế số của Đông Nam Á sẽ đạt 330 tỷ USD vào năm 2025, tăng với tỷ lệ hơn gấp đôi tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), và có thể tăng mạnh lên tới hơn 600 tỷ USD vào năm 2030.

Tính đến tháng 6/2022, việc cấp vốn cho công nghệ vẫn diễn ra mạnh mẽ trong khu vực, với giá trị các giao dịch tăng 13% trong một năm qua. Báo cáo của Bain và Monk’s Hill Ventures cho rằng, nhân khẩu học của Đông Nam Á cũng sẽ thúc đẩy triển vọng tăng trưởng dài hạn hơn về kinh tế số của khu vực. 

Trừ Singapore, Thái Lan và Việt Nam, dân số các nước đang tăng nhanh hơn tốc độ thay thế. Với hơn 2/3 dân số khu vực ở độ tuổi từ 15 đến 64, nhân khẩu học của Đông Nam Á đang ở vị trí thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Đọc thêm

Xem thêm