Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:58 19/07/2022

5 quốc gia Đông Nam Á sẽ liên kết thanh toán bằng mã QR

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào tháng 11 tới, Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan và Philippines sẽ ký một thỏa thuận thanh toán xuyên biên giới thông qua việc tích hợp hệ thống thanh toán bằng mã QR của họ.

 

Nhận định về triển vọng thanh toán số xuyên biên giới giữa các nước ASEAN, giới chuyên gia kinh tế cho rằng đây là thị trường nhiều tiềm năng. Hiện hợp tác kinh doanh quốc tế trong khu vực ASEAN thường bị hạn chế do thiếu các hệ thống thanh toán điện tử toàn diện - đặc biệt là các hệ thống có thể rút ngắn thời gian xử lý các giao dịch được thực hiện bằng các loại tiền tệ khác nhau. Công nghệ mã QR là giải pháp mới trong lĩnh vực tài chính, tạo đà thanh toán không tiếp xúc, nhanh chóng và an toàn thông qua ứng dụng trên thiết bị di động dành cho cả người bán và người tiêu dùng.

Vì vậy, dịch vụ liên kết thanh toán xuyên biên giới mới sẽ cho phép người tiêu dùng và người bán hàng ở 5 nước ASEAN thực hiện và chấp nhận thanh toán ngay lập tức bằng mã QR. Dịch vụ này mang lại lợi ích cho người dùng với chi phí giao dịch thấp hơn; khách du lịch không phải đổi nội tệ sang tiền địa phương hoặc USD; tạo thuận lợi cho hoạt động tài chính của các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) và DN trong lĩnh vực du lịch. Hình thức liên kết này cũng giúp duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô của các nước ASEAN bằng cách thúc đẩy sử dụng rộng rãi hơn khuôn khổ thanh toán bằng nội tệ.

Trong một phiên họp gần đây bên lề cuộc họp của Nhóm 20 bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương tại Bali, Indonesia, Thống đốc Ngân hàng Indonesia Perry Warjiyo cho biết vào tháng 11 tới, 5 nền kinh tế lớn nhất của khu vực, bao gồm Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia, sẽ ký một thỏa thuận để tích hợp mạng thanh toán của họ.

Tại thời điểm này, Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) đã thử nghiệm liên kết thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR với các ngân hàng trung ương của Malaysia (BNM) và Thái Lan (BoT), trong khi Singapore và Thái Lan đã triển khai hệ thống chuyển tiền nhanh xuyên biên giới. Tuy nhiên, các hệ thống này vẫn chưa được hoàn thiện. 

Theo Bloomberg, khi 5 quốc gia Đông Nam Á thực hiện liên kết thanh toán bằng mã QR, các khoản thanh toán được thực hiện thông qua việc sử dụng đồng nội tệ giữa các quốc gia. Điều đó có nghĩa là các khoản thanh toán được giao dịch ở Thái Lan sử dụng một ứng dụng của Indonesia sẽ trao đổi trực tiếp đồng Rupiah và baht, bỏ qua sự cần thiết trung gian của USD.

Giám đốc điều hành Ravi Menon của Cơ quan tiền tệ Singapore trong cùng một hội thảo tại Bali cho biết: "Đây là một động thái có tác động sâu sắc mà chúng ta có thể xây dựng đối với phần còn lại của thế giới. Đó là một cơ sở hạ tầng công cộng tốt giúp cải thiện khả năng bao trùm tài chính, nâng cao hiệu quả và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới cho mọi công dân".

Với sự chấp nhận và sử dụng rộng rãi thanh toán bằng mã QR giữa những người bán và người mua trên toàn cầu, kết hợp với sự gia tăng sử dụng điện thoại thông minh và kết nối Internet nhanh hơn, các chuyên gia thị trường lạc quan với sự tăng trưởng của phương thức thanh toán. Trên thực tế, theo một báo cáo gần đây của Juniper Research, chi tiêu toàn cầu bằng cách sử dụng thanh toán bằng mã QR có thể đạt hơn 3.000 tỷ USD vào năm 2025, tăng 25% từ 2,4 nghìn tỷ USD trong năm nay.

"Sự tăng trưởng này sẽ được thúc đẩy bởi sự tập trung ngày càng tăng vào việc cải thiện mức độ bao trùm tài chính ở các khu vực đang phát triển và cung cấp các lựa chọn thay thế cho các phương thức thanh toán đã được thiết lập ở các khu vực phát triển", Juniper Research cho hay. 

Mặc dù vậy, về mặt địa lý, báo cáo của công ty này cho thấy triển vọng chấp nhận và tăng trưởng mạnh hơn ở các thị trường có các chương trình quốc gia. Điều đó chủ yếu là do các biện pháp nhằm khuyến khích và thúc đẩy sử dụng cho người tiêu dùng; với khả năng tương tác tăng lên là một động lực chính cho phép chính. Nhìn chung, việc áp dụng mã QR đã được mở rộng khắp châu Á, đặc biệt là ở châu Á - Thái Bình Dương./.

Đọc thêm

Xem thêm