Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:33 11/12/2022

Thay vì tăng trưởng thần tốc, startup Việt cần đi chậm lại và phát triển bền vững

Theo các chuyên gia, suy thoái kinh tế toàn cầu khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn khi đánh giá startup. Vì vậy, các công ty startup cần đi chậm lại và bền vững hơn như tập trung vào xây dựng sản phẩm thật tốt, các giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo…

Fintech là lĩnh vực được đầu tư nhiều thứ 2 trong 9 tháng đầu năm 2022, tiêu biểu như thương vụ nhận 25 triệu USD của Finhay vào tháng 6/2022.

Thay vì tiêu tốn nguồn lực để tăng trưởng thần tốc như trước.

Số lượng đầu tư công nghệ tại Việt Nam giảm nhẹ so với năm 2021

Theo Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở Việt Nam 2022, trong 9 tháng đầu năm 2022, đầu tư công nghệ tại Việt Nam chứng kiến sự giảm nhẹ so với năm 2021, tuy nhiên, vẫn duy trì như mức độ trước đại dịch COVID-19. Theo đó, tổng số vốn đầu tư được rót ra đã giảm 17,9%, trong đó số lượng thương vụ giảm 13%. Đặc biệt trong quý 3/2021, đầu tư vào công nghệ Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm mạnh. Điều này đặt ra những thách thức cho hệ sinh thái khởi nghiệp trong quý 4 với sự suy thoái toàn cầu đang rình rập.

Mặc dù vậy, đầu tư công nghệ tại Việt Nam cũng có những điểm sáng nhất định. Thông tin từ quỹ Do Ventures cho biết, 9 tháng đầu năm 2022 đã chứng kiến kỷ lục về số lượng giao dịch với quy mô gọi vốn đạt 10 - 50 triệu USD, gần bằng với cả năm 2021. Điều đó cho thấy các công ty đã huy động vốn vòng trước series A (Pre-A) và series A vào năm ngoái đã tăng trưởng sang bước giai đoạn tiếp theo. Số lượng thương vụ có giá trị 3 - 10 triệu USD và lớn hơn 50 triệu USD ngang nhau.

Tuy nhiên, mặc dù giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái, thương vụ có giá trị 500.000 USD - 3 triệu USD có số lượng giao dịch lớn nhất trong số tất cả các quy mô gọi vốn. Còn số lượng thương vụ vòng tiền hạt giống (pre-seed) với số tiền nhỏ hơn 5.000 USD thì đã giảm 19%.

 

Số tiền đầu tư vào series B trong 9 tháng đầu năm 2022 cao kỷ lục, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra, bên cạnh những "điểm tối" như giá trị thoả thuận dưới 10 triệu USD giảm nhẹ, hay những thương vụ lớn có giá trị hơn 50 triệu USD giảm 55%, do thị trường suy thoái khiến các nhà đầu tư lo ngại về định giá trị công ty cao, thị trường đầu tư startup Việt cũng có "điểm sáng" ở các thương vụ series B khi đạt mức cao kỉ lục. Cụ thể, giá trị giao dịch trong phạm vi 10 - 50 triệu USD tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao lịch sử trong khoảng thời gian 9 tháng đầu năm của những năm gần đây.

Ngành Bán lẻ tiếp tục vị thế nhóm dẫn đầu về số lượng vốn đầu tư đổ vào, dịch vụ tài chính (fintech) bám sát ngay phia sau. Khi các nhu cầu về thanh toán đang ngày càng trở nên phổ biến, các công ty dịch vụ tài chính cũng trở nên nổi bật hơn với các mô hình kinh doanh đầy tiềm năng như quản lý tài sản, bảo hiểm, nền tảng ứng lương tức thì. Ngành đầu tư nhiều thứ 3 và thứ 4 lần lượt là y tế và giáo dục.

Bà Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc điều hành quỹ Do Ventures khẳng định, kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ suy thoái và nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ khó tránh khỏi những thách thức. Vì vậy, startup cần chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn khó khăn sắp tới. Các nhà đầu tư sẽ thận trọng hơn khi đánh giá một công ty, sẽ không chỉ nhìn vào con số doanh thu mà sẽ xem xét kỹ lưỡng các chỉ số liên quan cho thấy khả năng tăng trưởng bền vững. Trước những thăng thầm của nền kinh tế thế giới, bức tranh đầu tư công nghệ tại Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022 vẫn cho thấy sự bền bỉ. Về tổng thể, nền kinh tế số của Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn phát triển nhanh trong khu vực.

Sự linh hoạt và sáng tạo của startup sẽ quyết định việc đầu tư

Báo cáo Hệ sinh thái ĐMST Mở Việt Nam 2022 khẳng định, xu hướng đầu tư năm 2022 có sự thay đổi lớn trong tiêu chí lựa chọn đầu tư, các nhà đầu tư thiên thần và quỹ đầu tư mạo hiểm thận trong hơn trong việc lựa chọn các dự án rót vốn. Mùa đông ảm đảm trong đầu tư không chỉ đến từ việc kinh tế đang suy thoái trên phạm vi toàn cầu, nguyên nhân thật sự đến từ số lượng startup có khả năng thực thi thành công dự án và khả năng mở rộng quy mô nhanh có tỷ lệ rất thấp. 

Kinh tế suy thoái còn khiến các kênh đầu tư khác cũng gặp khó khăn hay thậm chí rơi vào tình trạng bong bóng, do đó, các nhà đầu tư thận trọng hơn trong việc đầu tư vào các dự án startup. Khi mà, họ quan tâm hơn đến các mô hình ứng dụng công nghệ có khả năng tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững dựa vào yếu tố hàm lượng công nghệ cao, các đội nhóm có tiềm lực và khả năng thực thi cao để tìm kiếm lơi nhuận. "Đây có thể được xem là cơ hội nhận vốn chứ không hẳn là thách thức đối với startup công nghệ", báo cáo khẳng định.

Cũng theo bà Uyên Vy, trong bối cảnh gọi vốn khó khăn, startup có cơ hội để đi chậm lại nhưng tăng trưởng theo cách bền vững hơn. Khi áp lực cạnh tranh để gọi vốn giảm đi, các công ty có thể tập trung vào xây dựng sản phẩm thật tốt thay vì tiêu tốn nguồn lực để tăng trưởng thần tốc. "Do đó, các startup vượt qua được giai đoạn thử thách phía trước sẽ khẳng định được vị thế vững vàng trên thị trường", Giám đốc điều hành Do Ventures nhấn mạnh.

 

Bán lẻ vẫn là ngành nhận được nhiều vốn đầu tư nhất với sự phát triển mạnh mẽ của các mô hình Thương mại điện tử.

Bà Lê Mỹ Nga, nhà sáng lập kiêm CEO WeAngels Ventures cho biết, sau tất cả, startup chính là người lèo lái công ty của mình, vì thế việc củng cố năng lực chốt lõi trong nội tại chính là chìa khoá để startup thể hiện và chứng minh tiềm năng của mình với các nhà đầu tư trong bối cảnh hiện nay và tương lai. Việc duy trì tình sáng tạo, linh hoạt và R&D liên tục trong doanh nghiệp (DN) theo xu thế phát triển của công nghệ và sự thay đổi của thị trường, trong đó việc duy trì dẫn đầu trước những đối thủ cạnh tranh, kể cả các công ty mới xuất hiện là điều cực kì khó. 

"Nhưng đây là tiêu chí mấu chốt để các quỹ đầu tư sẵn sàng đồng hành cùng dự án", bà Nga nói.

Xu hướng đầu tư hiện tại trong năm tới có thể là các dự án về vũ trụ ảo (metaverse), những giải pháp khoa học, công nghệ khác có bằng đăng ký sáng chế, đặc biệt là sáng chế đăng ký ở Mỹ và các nước châu Âu, các giải pháp mang tính xã hội như thành phố thông minh, năng lượng sạch, bền vững.

Cuối cùng, báo cáo khẳng định, để các nhà đầu tư tìm đến mình, startup trước hết phải thể hiện được mình là nhân tố ưu tú, nơi có đầy đủ "nguyên liệu tốt nhất để nấu một bữa ăn ngon" thông qua xây dựng các giá trị nội tại để trở nên khác biệt và duy nhất trên thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt.

Cụ thể, đó là sự trưởng thành về công nghệ. Startup phải đặt mục tiêu phát triển công nghệ, giải pháp thông minh giúp giải quyết nỗi đau của thị trường toàn cầu hoặc khu vực chứ không chỉ một quốc gia. Giải pháp cần ứng dụng công nghệ đề cao tính đột phá, sáng tạo, mang lại giá trị mới và có khả năng tăng trưởng nhanh là những điểm mà nhà đầu tư quan tâm trước nhất ở một startup.

Điểm quan tâm tiếp theo đến từ năng lực quản trị của đội ngũ startup, bao gồm: Tư duy của đội ngũ lãnh đạo, người dẫn dắt thực thi phải linh hoạt trong mọi tình huống, đủ khả năng thay đổi nhanh chóng và thích ứng với sự thay đổi, phát triển của thị trường; Năng động, chủ động quan sát kỹ các diễn biến ở quy mô khu vực và toàn cảnh, với đổi thủ cạnh tranh để tự đổi mới và cải tiến; Mô hình kinh doanh linh hoạt để có thể nhanh chóng thích ứng với xu thế, xu hướng thị trường mới đồng thời vẫn đảm bảo đột phá và tăng trưởng mạnh; Xây dựng đội ngũ mạnh, trang bị kỹ càng năng lực ngôn ngữ đạt mục tiêu vươn minh ra thế giới.

"Chính sự linh hoạt và nhanh nhạy sẽ là yếu tố quyết định startup trở thành người dẫn đầu", báo cáo kết luận.

 

Báo cáo Hệ sinh thái ĐMST mở Việt Nam 2022, với chủ đề "Innonation - Vùng đất sáng tạo" là một cơ sở dữ liệu uy tín, cung cấp thông tin chuyên sâu và đa chiều về toàn cảnh bức tranh khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam cũng như các xu hướng mới nhất trên thế giới, được chính thức ra mắt tại Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia TECHFEST Việt Nam năm 2022 (Bình Dương) dưới hai định dạng: Bản in và bản mềm và có 3 phiên bản: tiếng Việt, Anh và Hàn Quốc. Báo cáo có thể tải và đọc hoàn toàn miễn phí.

Báo cáo do BambuUP thực hiện dưới sự bảo trợ của Cục Phát triển thị trường và DN Khoa học và Công nghệ (NATEC) và Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (NSSC), thuộc Bộ KH&CN./.

 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm