Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:00 14/02/2023

Xu hướng xanh: Bỏ đi du lịch bằng máy bay để cứu hành tinh

Với việc máy bay tạo ra một lượng lớn khí thải làm nóng hành tinh, ngày càng có nhiều du khách lựa chọn từ bỏ thói quen du lịch bằng đường hàng không.

Lựa chọn vì môi trường

Những ngày này, chuyện đi lại bằng đường hàng không dường như không mấy hấp dẫn, khi giá vé máy bay đang cao hơn mức trung bình trong năm. Nhưng đối với một nhóm du khách, có một vấn đề khác đáng nói hơn để họ bỏ di chuyển bằng máy bay. Đấy là vì tác động tiêu cực của ngành hàng không đối với khí hậu.

Với nhiều người, du lịch bằng tàu hỏa đang là lựa chọn thay thế cho hàng không - Ảnh: National Geographic

Dan Castrigano, 36 tuổi, một cựu giáo viên tại ở bang Vermont (Mỹ), người đã ký cam kết không di chuyển bằng đường hàng không từ năm 2020, nói với New York Times: “Tôi chọn giữ vững lập trường vì nó phù hợp với những gì là sự thật. Khí hậu của hành tinh này đang bị hủy hoại”.

Du lịch hàng không chiếm khoảng 4% nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu do các hoạt động của con người và Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng lượng khí thải từ máy bay sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050. Dù máy bay đang trở nên hiệu quả hơn, nhưng nhu cầu hàng không của thế giới vẫn vượt xa khả năng giảm thiểu tác động môi trường của ngành.

Một chiếc Boeing 747 chở 416 hành khách từ ở London đến Edinburgh cách đó 537 km tạo ra lượng khí carbon dioxide tương đương với 336 chiếc ô tô di chuyển trên cùng một quãng đường, theo BBC Science Focus. Lượng khí thải carbon khổng lồ này đang khiến nhiều nhà hoạt động môi trường đưa ra lời kêu gọi kêu gọi bay ít hơn hoặc không bay nữa.

Peter Kalmus, một nhà khoa học khí hậu của Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực NASA, người đã thành lập “No Fly Climate Sci” - một diễn đàn trực tuyến về mối liên hệ giữa hàng không và biến đổi khí hậu, cho biết: “Khi bạn lên máy bay, bạn không chỉ chịu trách nhiệm về khí thải mà còn bỏ phiếu để tiếp tục mở rộng hệ thống đó.”

Dan Castrigano, người giáo viên đã từ bỏ thói quen du lịch bằng máy bay trong hơn một thập kỷ qua, cho biết, ở trên mặt đất không có nghĩa là anh chẳng đi đâu. Castrigano thường xuyên đi xe đạp quanh Vermont. Khi cần di chuyển nhanh hơn, anh lái chiếc Nissan Leaf chạy hoàn toàn bằng điện. Tháng tới, khi một người bạn thân kết hôn ở California, anh và gia đình sẽ mất vài tuần để đi xuyên nước Mỹ bằng tàu hỏa, một lựa chọn mà theo Sách Dữ liệu của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ ước tính sẽ tiết kiệm được 34% năng lượng trên mỗi hành khách so với hàng không.

Castrigano nói: “Tôi rất thích đến thăm mọi nơi trên trái đất. Nhưng sức khỏe tinh thần của tôi sẽ kém nếu tôi đi máy bay”. Vào năm 2020, Castrigano đã ký cam kết với tổ chức “Flight Free USA” sẽ không đi máy bay vào năm đó và vẫn gia hạn cam kết hàng năm.

Cộng đồng những người cùng ký tên như Castrigano tuy chưa nhiều song đang tăng lên. Ariella Granett, người đồng sáng lập “Flight Free USA” cho biết có 365 người đã đăng ký vào năm 2022, tăng vọt so với những năm trước.

Ariella Granett, 46 tuổi, là kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất ở Berkeley, California. Bà cho biết mình là một nhà hoạt động vì khí hậu trong nhiều thập kỷ, nhưng vẫn cảm thấy cần phải có hành động mạnh mẽ hơn khi chứng kiến các đợt cháy rừng ngày càng dữ dội gần đây ở California. “Việc sống sót qua điều đó đã khiến tôi cảm thấy lo lắng về khí hậu. Tôi không nghĩ mình sẽ đi máy bay nữa”, Granett nói.

Giống như hầu hết các du khách cam kết giảm hoặc từ bỏ việc di chuyển bằng đường hàng không, Granett tránh xa ý tưởng bù đắp carbon, trong đó tín dụng carbon có thể được mua, thường thông qua các hành động như trồng cây, để đổi lấy khí nhà kính thải ra. Các nhà phê bình cho rằng thay vì loại bỏ carbon trong khí quyển, hoạt động này khiến du khách cảm thấy tội lỗi.

Nhiều ý kiến cho rằng các vụ cháy rừng ngày càng gia tăng ở miền Tây nước Mỹ, nơi đã thiêu rụi những khu rừng được trồng bằng quỹ bù đắp carbon , như một phép ẩn dụ cho sự kém hiệu quả của các khoản bù đắp. Bà Granett nói: “Tôi thực sự nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu mọi người bay mà không có hệ thống bù trừ carbon. Họ cần nhận thức được sự ô nhiễm mà mình đang tạo ra, thay vì chỉ nghĩ, 'Ồ, tôi đã giải quyết được vấn đề đó’.

Làn sóng toàn cầu

Bà Granett đã được truyền cảm hứng để bắt đầu “Flight Free USA” sau khi đọc một bài báo năm 2019 về một nhóm ở Thụy Điển đã cam kết từ bỏ thói quen di chuyển bằng máy bay.

Có lẽ không có quốc gia có nhiều nhà hoạt động chống máy bay hơn Thụy Điển, nơi tính đến năm 2020, có 15.000 người đã ký cam kết sẽ không đi máy bay trong ít nhất một năm. Tổ chức phi lợi nhuận đứng sau phong trào đó, “We Stay on the Ground”, hiện đang gây quỹ và hy vọng sẽ có được 100.000 người ký tên trong vài năm tới.

Một quảng cáo của phong trào “We Stay on the Ground”. Ảnh: Startsida

Nhà hoạt động khí hậu trẻ tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg, người vào năm 2019 đã chọn đi vượt Đại Tây Dương trên một chiếc du thuyền không khí thải để phát biểu trước Liên Hợp Quốc. Và người Thụy Điển còn đặt ra một từ mới, “flygskam”, để mô tả sự xấu hổ liên quan đến việc bay. Ca sĩ opera Malena Ernman- mẹ của Greta Thunberg, và nhà báo Thụy Điển Jens Liljestrand, là những người khởi đầu xu hướng này.

“Rất nhiều người nghĩ rằng những gì bạn làm với tư cách cá nhân không quan trọng lắm. Nhưng vấn đề là, những gì chúng ta làm với tư cách cá nhân sẽ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh và thay đổi các chuẩn mực,” Maja Rosen, chủ tịch của “We Stay on the Ground”, người đã từ bỏ việc bay vào năm 2008, cho biết

“We Stay on the Ground” đã truyền cảm hứng cho phong trào “Flight Free” ở Anh và Úc, cũng như “Flight Free USA”. Ngoài ra còn có phong trào “Stay Grounded”, một mạng lưới toàn cầu gồm hơn 150 tổ chức thúc đẩy các lựa chọn thay thế cho du lịch hàng không, được thành lập vào năm 2016 và có trụ sở chính tại Áo.

“Có rất nhiều địa điểm đẹp trên khắp thế giới. Nhưng chúng ta có muốn đến thăm và tiêu diệt chúng cùng một lúc không?” Anne Kretzschmar, 31 tuổi, sống ở Cologne, Đức và điều hành Dự án tái cấu trúc của “Stay Grounded” nói.

Kretzschmar chỉ di chuyển bằng tàu hỏa, xe đạp và đi bộ. Trong một chuyến đi gần đây giữa Italy và Morocco, Kretzschmar đã đi phà. Cô nói rằng mình muốn đi đến nhiều nơi hơn, nhưng không muốn góp phần vào những thế lực đang gây ra thảm họa môi trường. Kretzschmar nói: “Chúng ta có thể thấy nhiều điều vô lý như mọi người bay đến để xem các rạn san hô trước khi chúng chết”.

Nỗ lực bay bền vững

Các hãng hàng không cũng đang nỗ lực để bay bền vững hơn, với cam kết đạt được lượng khí thải carbon “bằng 0” trong ba thập kỷ tới, đồng thời chuyển sang sử dụng nhiên liệu thay thế và năng lượng điện. Airlines for America, một hiệp hội thương mại thay mặt cho các hãng hàng không Mỹ, cho biết trong một tuyên bố rằng họ đang làm việc với chính phủ Hoa Kỳ để giảm tác hại của máy bay dù rằng theo hiệp hội này “các hãng hàng không Mỹ vận chuyển hơn 2 triệu hành khách và hơn 65.000 tấn hàng hóa mỗi ngày nhưng chỉ đóng góp 2% lượng khí thải nhà kính của đất nước”.

Tại châu Âu, hãng hàng không KLM Royal Dutch Airlines của Hà Lan từ nhiều năm qua dã ủng hộ việc không bay nếu có thể lựa chọn phương tiện khác. Trong chiến dịch truyền thông mang tên “Fly Responsibly” (“Bay có trách nhiệm”) vào năm 2019, hãng này gửi đi thông điệp: “Có phải các bạn nhất thiết lúc nào cũng phải gặp mặt trực tiếp?” và “thay vì bay, các bạn có thể đi tàu hỏa được không?”

Dù vậy, các nhà hoạt động môi trường nói rằng nhận thức của công chúng vẫn chưa đủ lớn và đang thúc đẩy những hành khách thường xuyên bay xem xét những thay đổi trong lựa chọn di chuyển.

Bà Cat Jones, người sáng lập và CEO của Byway - một công ty lữ hành giúp khách hàng lên kế hoạch hành trình không có chuyến bay, cho biết: “Chúng tôi có rất nhiều khách hàng Mỹ sẽ bay đến châu Âu nhưng sau đó được chúng tôi bố trí đi vòng quanh các quốc gia châu Âu khác nhau trong hai tuần bằng tàu hỏa giường nằm. Sự thay đổi này cho phép họ du lịch chậm rãi và tiếp thu nhiều trải nghiệm hơn”.

Dan Castrigano, người giáo viên mà chúng tôi đề cập ở đầu bài viết, thì nói rằng nếu có một du thuyền giống như chiếc mà Greta Thunberg vượt biển năm 2019, anh ấy sẽ leo lên. “Tôi rất thích được như Greta, lên thuyền rồi đi thăm mọi nơi”, Castrigano chia sẻ. “Mọi người nghĩ rằng thật bình thường khi bay đến một nơi nào đó. Nhưng nếu ngừng nghĩ về nó như bình thường, bạn sẽ thấy có trách nhiệm với nơi mình muốn đến”.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm