Thị trường hàng hóa
Theo dự báo của nhiều chuyên gia, xu hướng bán lẻ phát triển phổ biến trên toàn cầu là tính bền vững. Chuỗi cung ứng bền vững, thời trang bền vững, tài chính bền vững... là các xu hướng thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) trở thành những yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư hướng tới. Điều này không chỉ thúc đẩy các hoạt động thân thiện với môi trường mà còn giúp doanh nghiệp đáng tin hơn trong ấn tượng của người tiêu dùng.
Biểu hiện tính bền vững mà một số doanh nghiệp đã thay đổi bao gồm: lựa chọn sản phẩm làm từ thực vật, dùng vật liệu tái chế để đóng gói, vận chuyển và dùng quần áo từ vật liệu tái chế. Người tiêu dùng trên toàn thế giới ngày càng nhận thức và cân nhắc nhiều hơn về tác động của mỗi món hàng họ mua đối với môi trường.
Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư nhận ra giá trị của mô hình "net zero" (Không phát thải ròng). Đồng thời, trong tương lai, hầu hết hoạt động kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng bởi tính bền vững, do đó, các ngân hàng lớn bao gồm bao gồm Bank of America và JPMorgan Chase đã cam kết đầu tư hàng nghìn tỷ USD cho hoạt động giảm biến đổi khí hậu.
Tập trung kinh doanh vào các hoạt động thân thiện với môi trường sẽ có tác động tích cực đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các công ty và hầu hết người tiêu dùng đều cảm thấy hài lòng khi biết cửa hàng họ mua đang ưu tiên tính bền vững với các sản phẩm lâu bền. Do đó, người tiêu dùng sẽ có xu hướng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Kể từ khi bắt đầu đại dịch, bán lẻ và mua sắm trực tuyến đã thay đổi đáng kể. Covid 19 đã buộc nhiều doanh nghiệp phải thích ứng bằng cách thiết lập một cửa hàng trực tuyến để tiến hành hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp không kịp thích ứng sẽ có nguy cơ phải đóng cửa.
Do đó, các nền tảng trực tuyến như Facebook Marketplace, Tik Tok Shop, Wechat đang ngày càng phổ biến để người dùng mua sắm hàng tháng. Dù những nền tảng này hiện tạo ra một bước ngoặt lớn trong thế giới thương mại điện tử. Thị trường có thể thấy được sự gia tăng ổn định về số lượng người dùng mua hàng.
Theo một nghiên cứu của Accenture, doanh số từ thị trường mua sắm trên các mạng xã hội sẽ tăng nhanh gấp ba lần, so với doanh số bán hàng từ các kênh truyền thống trong ba năm tới. Thương mại mạng xã hội sẽ đạt 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2025, tăng từ 492 tỷ USD vào năm 2021.
Xu hướng này chủ yếu được thúc đẩy bởi người tiêu dùng Thế hệ Z và Millennial, những người dự kiến sẽ chiếm 62% chi tiêu thương mại mạng xã hội toàn cầu vào năm 2025. Trước đây, mua sắm trên Instagram đã trở nên quen thuộc với nhiều người dùng trong vài năm qua.
Nhiều doanh nghiệp đã triển khai các cửa hàng trên trang truyền thông xã hội Instagram và họ nhận thấy nền tảng này giúp họ có các lượt chuyển đổi tốt hơn. Điều này thay đổi nhờ vào việc người tiêu dùng hiện có toàn quyền truy cập internet mọi lúc mọi nơi nhờ điện thoại thông minh. Với sự gia tăng sử dụng điện thoại thông minh và nhiều công nghệ kỹ thuật số, 95% tất cả các giao dịch mua dự kiến sẽ được thực hiện trực tuyến vào năm 2040.
Sự gia tăng đều đặn về thời gian dành cho mạng xã hội phản ánh mức độ thiết yếu của những nền tảng này trong cuộc sống hàng ngày. Nó đang định hình lại cách mọi người mua và bán, điều này cung cấp cho các nền tảng và thương hiệu những cơ hội mới giúp tăng cường trải nghiệm cho người dùng và cải thiện nguồn doanh thu cho chính họ.
AI - Trí tuệ nhân tạo là một ngành khoa học, kỹ thuật chế tạo máy móc thông minh, đặc biệt là các chương trình máy tính thông minh. AI được thực hiện bằng cách nghiên cứu cách suy nghĩ của con người, cách con người học hỏi, quyết định và làm việc trong khi giải quyết vấn đề. Những kết quả nghiên cứu này được sử dụng như một nền tảng để phát triển các phần mềm và hệ thống thông minh.
Việc sử dụng AI trong mua sắm trực tuyến đang làm thay đổi đáng kể ngành thương mại điện tử. Đầu tiên, AI hiện có thể dự đoán các mô hình mua sắm của người tiêu dùng dựa trên các sản phẩm và trang web mà người dùng từng mua hàng và có xu hướng quan tâm.
Ví dụ, nếu người tiêu dùng mua từ cùng một cửa hàng qua hệ thống mua hàng trực tuyến, AI có thể phát hiện giao dịch mua và gửi dữ liệu cần thiết cho nhà bán lẻ, sau đó đề xuất người bán nên gửi ưu đãi ra sao để "cá nhân hóa" - nhắm đúng nhu cầu của khách hàng, từ đó bán ra được nhiều sản phẩm hơn.
Ngoài việc sử dụng hình ảnh để tìm kiếm, người dùng còn có thể tìm kiếm bằng giọng nói. Khi tích hợp AI, công cụ có thể hiểu những gì khách hàng nói. Hiện tính năng này ngày càng được cải thiện hơn trong việc ghi nhận các cụm từ phức tạp và ngôn ngữ địa phương.
Một số dạng AI hiệu quả sẽ trở nên ngày càng phổ biến trong ngành thương mại điện tử bao gồm: chatbots và các trợ lý ảo khác, đề xuất sản phẩm, cá nhân hóa thương mại điện tử và quản lý hàng tồn kho. Trong khi đó, thương mại điện tử hiện đang tập trung vào trải nghiệm người dùng. Việc sử dụng AI thông qua chatbot trực tuyến là một cách để thúc đẩy cuộc trò chuyện trong kỷ nguyên số.
Trên thực tế, chatbot có thể tự động hóa các quy trình đặt hàng. Đây cũng là một cách hiệu quả để cung cấp dịch vụ khách hàng 24/7 với chi phí thấp. Với các thương hiệu, AI có thể dự đoán thông minh và hiệu quả hơn hành vi và nhu cầu của khách hàng, đồng thời đưa ra các khuyến nghị hữu ích.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm