Thị trường hàng hóa
Trích dẫn báo cáo mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tờ báo Insider Monkey cho biết các nước châu Á mới nổi đã chứng minh khả năng phục hồi ngoạn mục giữa bối cảnh bất ổn toàn cầu.
Cụ thể, các nền kinh tế trong khu vực, bao gồm 10 nước ASEAN, Trung Quốc và Ấn Độ đã vượt qua một cách đáng kinh ngạc sau loạt cú sốc toàn cầu: đại dịch Covid-19, chiến sự Nga – Ukraine, suy thoái kinh tế. Thành tựu một phần nhờ vào chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô phù hợp, hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa mạnh mẽ ở một số quốc gia.
Việt Nam vinh dự được nằm trong danh sách xếp hạng thứ 16 với tổng tài sản vào năm 2021 đạt 985 tỷ USD, xếp trên Pakistan, Malaysia, Kuwait, Kazakhstan. Đứng đầu danh sách là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ,
Theo Insider Monkey, mặc dù là một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong thế kỷ 21.
Việt Nam hiện là thành viên của một số tổ chức quốc tế và liên chính phủ, như ASEAN, APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương) và WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới).
Theo Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, kinh tế Việt Nam có thể sẽ tăng trưởng 5,8% trong năm nay và 6,9% năm sau.
IMF dự báo trong năm nay, Ấn Độ và Philippines là hai quốc gia có thể đạt tăng trưởng cao hơn Việt Nam ở mức lần lượt là 5,9% và 6%. Đến năm 2024, Việt Nam có cơ hội dẫn đầu tăng trưởng ở mức 6,9%, 2 quốc gia tiếp theo là Ấn Độ và Philippines với mức dự báo lần lượt là 6,3% và 5,8%.
Trong khi đó, IMF dự báo lạm phát ở Việt Nam ở mức 5% năm nay và 4,3% năm sau, cao hơn con số 3,2% năm ngoái.
Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ giảm xuống 6,3% vào năm 2023 từ mức cao 8% vào năm ngoái. Nguyên nhân do tăng trưởng dịch vụ ở mức vừa phải, giá cả và lãi suất tăng cao đè nặng lên các hộ gia đình và nhà đầu tư.
Báo cáo cho biết tăng trưởng dự kiến của Việt Nam sẽ tăng lên 6,5% vào năm 2024 khi nền kinh tế của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tăng cường sức mạnh.
Forbes đưa tin 2022 là năm Việt Nam có nhiều đại diện nhất trong danh sách tỷ phú USD. Theo công bố hồi đầu tháng 4/2022, Việt Nam có 7 tỷ phú gồm: ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Đình Long, ông Hồ Hùng Anh, ông Trần Bá Dương, ông Nguyễn Đăng Quang và ông Bùi Thành Nhơn.
Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của các nước Châu Á mới nổi được dự đoán sẽ tăng lên 5,3% và 5,4% vào năm 2024.
Đối với ASEAN, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trung bình dự kiến đạt 4,6% vào năm 2023 và 4,8% vào năm 2024, yếu hơn một chút so với đến năm 2022 nhưng vẫn thể hiện khả năng phục hồi dựa trên khung dự báo của Trung tâm Phát triển OECD.
21 nền kinh tế giàu nhất châu Á theo xếp hạng của Insider Monkey, dựa trên tài sản năm 2021, không tính nợ.
1. Trung Quốc: 85,107 nghìn tỉ USD
2. Nhật Bản: 25,692 nghìn tỉ USD
3. Ấn Độ: 14,225 nghìn tỉ USD
4. Hàn Quốc: 10,149 nghìn tỉ USD
5. Đài Loan (Trung Quốc): 5,878 nghìn tỉ USD
6. Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc): 3,492 nghìn tỉ USD
7. Indonesia: 3,405 nghìn tỉ USD
8. Iran: 2,292 nghìn tỉ USD
9. Saudi Arabia: 2,073 nghìn tỉ USD
10. Singapore: 1,766 nghìn tỉ USD
11. Israel: 1,564 nghìn tỉ USD
12. Thái Lan: 1,341 nghìn tỉ USD
13. Thổ Nhĩ Kỳ: 1,142 nghìn tỉ USD
14. Bangladesh: 1,022 nghìn tỉ USD
15. Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE): 994 tỉ USD
16. Việt Nam: 985 tỉ USD
17. Pakistan: 640 tỉ USD
18. Malaysia: 615 tỉ USD
19. Kuwait: 545 tỉ USD
20. Kazakhstan: 523 tỉ USD
21. Qatar: 445 tỉ USD
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm