Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:00 23/09/2022

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 23/9: Sau 24 năm Nhật Bản lại phải “giải cứu” đồng Yên

Tỷ giá ngoại tệ 23/9: Nhật Bản can thiệp để giải cứu đồng Yên, khi đồng tiền này mất giá hơn 20% so với USD do sự khác biệt trong chính sách tiền tệ giữa 2 nước

Ngày 21/9 Bộ Tài chính Nhật Bản tiến hành can thiệp vào thị trường ngoại hối, mua vào đồng Yên lần đầu tiên kể từ năm 1998, trong nỗ lực “giải cứu” tỷ giá đồng nội tệ đang tuột dốc không phanh.

Sau thông báo của Bộ Tài chính Nhật Bản, đồng Yên đã tăng 2.3% lên 140 Yên đổi 1 USD. Trước đó, đồng Yên rơi xuống dưới ngưỡng hỗ trợ tâm lý quan trọng tại 145 Yên đổi 1 USD khi quan chức tiền tệ hàng đầu Nhật Bản Masato Kanda cho biết chính quyền đang thực hiện các “động thái táo bạo”.

Đồng Yên vốn đã yếu đi so với USD vài tháng qua, giảm 20% từ đầu năm. Đồng nội tệ Nhật Bản tiếp tục giảm mạnh sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định giữ nguyên chính sách lãi suất âm, bất chấp Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất mạnh tay để ghìm cương lạm phát. BoJ cho biết không có ý định nâng lãi trong tương lai gần.

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 23/9: Sau 24 năm Nhật Bản lại phải “giải cứu” đồng Yên

Sự chênh lệch về lãi suất đã khiến các quỹ đầu tư mạo hiểm liên tục bán khống đồng Yên thời gian qua. "Trên thị trường ngoại hối đang có diễn biến một chiều và rất nhanh, theo hướng đầu cơ" - Masato Kanda, Thứ trưởng Tài chính chịu trách nhiệm các vấn đề quốc tế, cho biết trong ngày 22/9. "Chính phủ lo ngại về các biến động quá lớn này và đã có động thái táo bạo".

Tuy nhiên, giới phân tích nghi ngờ hiệu quả của hành động mang tính đơn phương này. "Trong kịch bản tốt nhất, động thái của họ có thể làm chậm lại đà giảm của Yên" - Christopher Wong, Chiến lược gia tiền tệ tại ngân hàng OCBC, đánh giá. "Nhưng chỉ một cách đó thôi là không đủ thay đổi xu hướng nền tảng của Yên, trừ phi USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm, hoặc BoJ thay đổi chính sách tiền tệ".

Được biết, đây là động thái can thiệp hiếm hoi của xứ sở mặt trời mọc. Lần cuối cùng Nhật Bản phải hỗ trợ đồng Yên là trong khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998. Khi đó, tỷ giá cũng quanh 146 Yên đổi 1 USD, đe dọa nền kinh tế Nhật Bản còn mong manh.

Đến năm 2011, nước này cũng phải can thiệp, nhưng là để ghìm giá Yên xuống khi tỷ giá lên quanh 130 Yên một USD.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm