Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:00 15/01/2023

Twitter đang thoái trào, điều đó có ý nghĩa gì với báo chí?

Sự thoái trào và hỗn loạn của Twitter, cũng như việc hàng loạt các gã khổng lồ công nghệ đang gặp khó khăn, cho thấy việc báo chí từng phụ thuộc vào các nền tảng mạng xã hội để đưa thông tin đến độc giả là một con dao hai lưỡi.

Việc tỷ phú Musk mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD đã gây tranh cãi một phần vì những nhận xét của ông về việc Twitter cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Sau đó, quyết định trì hoãn việc mua lại, chủ yếu là do lo ngại về tài khoản giả, cũng bị chỉ trích rộng rãi, vì nhiều người tin rằng những lập luận đó là một mưu mẹo để giảm giá.

Ảnh minh họa: GI

Nhưng những điều đó chỉ là sự khởi đầu cho một loạt những gì đã xảy ra kể từ khi Musk hoàn tất việc mua lại công ty vào cuối tháng 10. Twitter đã lập tức loại bỏ gần 2/3 nhân viên - bao gồm cả các nhóm chịu trách nhiệm kiểm duyệt hành vi quấy rối và thông tin sai lệch trên mạng, rồi khôi phục tài khoản của một số nhân vật cực đoan và khóa tài khoản một số nhà báo chỉ vì ông ấy không thích những gì họ đang viết.

Bản thân tỷ phú Musk cũng đã thừa nhận Twitter là “một chiếc máy bay đang lao thẳng xuống mặt đất với tốc độ cao với động cơ bốc cháy và hệ thống điều khiển không hoạt động”. Tính đến đầu tháng 11/2022, công ty mới của Musk lỗ 4 triệu USD mỗi ngày. Twitter rõ ràng đang lụn bại hoặc đang trở thành một phiên bản tồi tệ hơn? Vậy thì các nhà báo nên làm gì với nó?

Như Michael Grynbaum đã viết trên tờ New York Times gần đây, cho đến nay thì “Twitter đã chiếm một vai trò duy nhất trong hệ sinh thái thông tin và tin tức”, với các nhà báo đổ xô đến đó “để chia sẻ bài báo của họ, phát triển mối quan hệ với các nguồn tin và tranh luận về các vấn đề hàng ngày".

Các tổ chức nhà nước và quốc tế, cũng như rất nhiều các nhân vật có ảnh hưởng trên thế giới như Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho đến những ngôi sao điện ảnh, đều sử dụng tài khoản Twitter của mình như một kênh thông tin chính thức.

Mặc dù còn quá sớm để nói Twitter sẽ chết, nhưng “nó đã bị biến đổi và không phải theo hướng tốt”. Và không chỉ Twitter, trừ TikTok như một ứng dụng chia sẻ video nhiều hơn là một kênh truyền thông, các MXH và các nền tảng truyền thông khác đều đang trải qua một năm 2022 suy thoái và có thể phải tiếp tục đối mặt với một tương lai ảm đạm.

Dan Gillmor, giáo sư báo chí tại Đại học bang Arizona, gợi ý rằng các nhà báo nên tránh hoàn toàn các nền tảng như Twitter hay Facebook, lập luận rằng “thật điên rồ khi bất kỳ ai dựa vào các nền tảng tập trung như MXH để tạo và phân phối thông tin quan trọng”.

Gillmor nói rằng các nhà báo và các nhà cung cấp thông tin khác “nên chuyển sang các hệ thống phi tập trung, nơi họ có quyền kiểm soát những gì họ nói”. Một số nhà báo đã áp dụng các công cụ mã nguồn mở như Mastodon, dù vẫn còn một số bất cập. Bởi vậy, các nhà báo có nên tiếp tục sử dụng một nền tảng mà chủ sở hữu công khai thù địch với báo chí?

Các chuyên gia cho rằng, sự việc Musk tiếp quản và làm náo loạn Twitter đã vô hình chung giúp ích các nhà báo thấy rõ ràng mạng xã hội do cá nhân nắm giữ có thể có vấn đề như thế nào, và việc phụ thuộc vào những nền tảng như vậy cho mục đích báo chí là điều thiếu bền vững.

Twitter đã từng là một công cụ hữu ích cho báo chí, nhưng nó cũng trở thành gông cùm cho báo chí. Bởi vậy hãy làm gì đó để nó sẽ chỉ là thứ kết nối để chúng ta trực tiếp hơn với độc giả của mình, thay vì khiến chúng ta trở thành "công cụ" của một tỷ phú hay một tập đoàn công nghệ nào đó. Điều này phụ thuộc vào các nhà báo và cơ quan báo chí!

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm