Thị trường hàng hóa
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam được giới phân tích nhận định vẫn có những dấu hiệu tích cực.
Nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực và đưa ra những dự báo lạc quan về kết quả, tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam năm 2022 và năm 2023. Trong đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF) đánh giá Việt Nam là điểm sáng trong “bức tranh xám màu”. Quỹ IMF sử dụng nhiều cụm từ ấn tượng như “tăng trưởng nhanh chóng, mạnh mẽ, tự cường” hay “vượt bậc ngoài dự báo”... khi đánh giá về sự phục hồi kinh tế. IMF cho hay, triển vọng tăng trưởng kinh tế lạc quan của quốc gia Đông Nam Á đang đi ngược với xu hướng suy thoái ở những quốc gia khác tại châu Á. Lạm phát cũng ở mức tương đối thấp và đây cũng là một ngoại lệ đối với xu hướng chung trong khu vực. Quỹ IMF cho biết thêm: “Kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn dự kiến” là thông tin trong báo cáo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Theo ADB, Việt Nam sẽ là nền kinh tế có mức tăng trưởng mạnh nhất ở Đông Nam Á trong năm 2022 và 2023.
Trang Fitch Ratings cũng giữ xếp hạng Việt Nam ở mức triển vọng tích cực và dự báo tăng trưởng Việt Nam 2022 là 7,4%... Còn trang The Edge Markets nhận định, Đông Nam Á là một ví dụ hiếm hoi cho sự lạc quan trong bối cảnh kinh tếu ám. Việt Nam cùng các nền kinh tế khác tại khu vực được dự báo sẽ tăng trưởng từ3,2 - 7,6% trong năm nay bất chấp bất ổn và biến động kinh tế. Trong đánh giá tín nhiệm, trang Fitch Ratings nhận định, Việt Nam cùng với Ấn Độ là những nước có triển vọng tăng trưởng GDP tốt nhất. Còn trang ETF cho rằng, bất chấp những cơn gió ngược, câu chuyện tăng trưởng vẫn tiếp tục diễn ra, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Từ những động lực trên, trang Asia News đánh giá Việt Nam cùng với Phillippines là 2 quốc gia tăng trưởng nhanh nhất trong số các nền kinh tế ASEAN vào năm tới, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng của khối được dự báo chậm lại.
Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, bà Michele Wee nhận định: “Chúng tôi tin rằng triển vọng trung và dài hạn vẫn rất tươi sáng nhờ nhân khẩu học thuận lợi, các yếu tố cơ bản trong nước được cải thiện. Vai trò là trung tâm sản xuất thay thế cũng sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội kinh doanh, hấp dẫn các nhà đầu tư. Việt Nam cũng đang trởthành điểm đến quan trọng trong lĩnh vực công nghệ”.
Một trong các động lực cho tăng trưởng làthu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI. Trang Investment Monitor cho biết, Việt Nam đã lập kỷ lục vềthu hút vốn FDI năm 2022. Từ tháng 1-10 năm nay, vốn FDI vào Việt Nam đã tăng 82%, cao thứ2 khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Cùng chung nhận định này, trang EIN NEWS cho biết, bất chấp những bất ổn kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn FDI vào Việt Nam 9 tháng năm 2022 ước tính đạt 15,43 tỉ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc nhận xét: “Việt Nam có chính sách đầu tư và Luật Đầu tư khá thoáng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này là hết sức ấn tượng và rất quan trọng để tiếp tục thu hút đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài và chúng tôi đánh giá rất cao về sự kiểm soát tốt của chính phủ Việt Nam về kinh tế vĩmô dẫn đến sự ổn định của giá cả cũng như tỷ giá của đồng Việt Nam so với các đồng tiền của một số nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc”.
Giám đốc quốc gia ADB Andrew Jeffries nhận định: “Chính phủ đã thực hiện khá tốt công việc quản lý tỷ giá hối đoái, quản lý tăng trưởng tín dụng và chính sách tiền tệ thời gian qua. Việt Nam đã ra giới hạn tăng trưởng tín dụng như một công cụ quan trọng để quản lý nền kinh tế và quản lý lạm phát”.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm