Thị trường hàng hóa
Theo dữ liệu từ cơ quan hải quan Trung Quốc, sự sụt giảm xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng tốc vào tháng cuối năm 2022, giảm 9,9% so với một năm trước đó, so với mức giảm 8,7% trong tháng 11.
Mặc dù ít nghiêm trọng hơn mức giảm 10,5% theo dự đoán của The Wall Street Journal, nhưng mức giảm này được ghi nhận là tồi tệ nhất kể từ tháng 2/2020, khi lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 trên toàn quốc khiến mọi hoạt động kinh tế ngừng hoạt động.
Trong tháng 12, nhập khẩu giảm với biên độ hẹp đã ảnh hưởng đáng kể đến triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới, cụ thể đã giảm 7,5% so với một năm trước đó.
Trong cả năm 2022, các chuyến hàng từ Trung Quốc đã tăng 7% so với một năm trước đó lên 3,6 nghìn tỷ USD, đồng thời, nhập khẩu tăng 1,1% lên 2,7 nghìn tỷ USD.
Con số tăng trưởng cả năm cho cả xuất khẩu và nhập khẩu nhỏ hơn nhiều so với mức tăng phần trăm hai con số đã ghi nhận vào năm 2021, đây là hồi chuông báo hiệu rằng niềm vui bùng nổ xuất khẩu giúp Trung Quốc vượt qua nỗi đau của đại dịch hiện đã gần kết thúc. Động thái này làm gia tăng lo ngại rằng Trung Quốc sẽ không còn có thể dựa vào thương mại mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng vào năm 2023.
Steve Cochrane, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Moody's Analytics cho biết: “Tôi không thể kỳ vọng xuất khẩu sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế Trung Quốc trong năm nay, bởi vì nhu cầu từ các nền kinh tế phát triển vẫn còn rất nhiều bất ổn”.
Năm ngoái, nền kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong hơn hai thập kỷ, do các đợt phong tỏa thường xuyên để hạn chế sự lây lan của biến thể Omicron đã trực tiếp kìm hãm tiêu dùng trong nước và tình trạng suy thoái bất động sản có rất ít dấu hiệu đảo chiều.
Dự kiến cho đến tháng 10/2023, tăng trưởng xuất khẩu duy trì mạnh hơn dự kiến, nhưng chiến dịch tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương để kiềm chế lạm phát đã ảnh hưởng đến nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc.
Việc mở cửa trở lại của quốc gia đông dân nhất hành tinh có thể nâng cao hoạt động nhập khẩu hàng hóa vào năm 2023, do sự phục hồi dự kiến của hoạt động kinh doanh và hỗ trợ cho các nhà phát triển bất động sản thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ và các hàng hóa khác của Trung Quốc.
Sự phục hồi của nhu cầu nội địa cùng với xuất khẩu giảm đồng nghĩa với việc thặng dư thương mại của Trung Quốc đã mở rộng lên mức kỷ lục mới là 877,6 tỷ USD vào năm 2022, tuy nhiên, sẽ thu hẹp trong các quý tới, Capital Economics lưu ý.
Nhưng câu hỏi lớn hơn là sự ưa chuộng của người tiêu dùng phương Tây đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc như máy tính và xe đạp sẽ có thể giảm nhiệt hay không?
Hôm thứ Ba tuần trước, Ngân hàng Thế giới đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay từ 3% xuống còn 1,7%, một dự báo sẽ đánh dấu năm tăng trưởng tồi tệ thứ ba trên toàn cầu trong gần ba thập kỷ, ngoại trừ năm 2020 bị đại dịch tấn công và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và 2009.
Các nhà sản xuất trên khắp Trung Quốc đã cảm thấy “toát mồ hôi hột”. Chỉ số đo lường các đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng vào tháng 12/2022.
Công ty sản xuất và xuất khẩu đĩa, bát và các bộ đồ ăn bằng gốm chủ yếu phục vụ thị trường châu Phi, Đông Nam Á và Bắc Mỹ, bắt đầu cảm nhận nhiều “cơn gió ngược” vào nửa cuối năm nay, khi nhu cầu bên ngoài bắt đầu “hạ nhiệt”.
Việc Trung Quốc đột ngột dỡ bỏ các hạn chế của Covid đã khiến công ty rơi vào thế “chênh vênh”, ước tính, có khoảng 70% nhân viên phải nằm trên giường bệnh vào tháng trước. Một chủ doanh nghiệp chia sẻ, ông đang trông đợi vào việc Chính phủ sẽ đưa ra các biện pháp mạnh mẽ hơn để giúp các doanh nghiệp tồn tại.
Xuất khẩu hạ nhiệt khiến Bắc Kinh không còn nhiều lựa chọn ngoài việc cố gắng tạo ra sự bùng nổ đầu tư và kích thích tiêu dùng để đạt mức tăng trưởng GDP từ 5% trở lên trong năm nay.
Các nhà kinh tế cảnh báo rằng quá trình chuyển đổi khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu có thể sẽ gập ghềnh, với việc các đơn hàng xuất khẩu bị thu hẹp có nguy cơ ảnh hưởng đến thị trường lao động của Trung Quốc.
Các chính quyền địa phương mắc nợ nặng nề có rất ít động lực để bắt tay vào làn sóng các dự án cơ sở hạ tầng mới, trong khi bất kể hộ gia đình Trung Quốc nào ắt đều bị ảnh hưởng đến thu nhập trong suốt đại dịch.
Zhaopeng Xing, một chiến lược gia cấp cao của Trung Quốc tại ANZ, cho biết sự phục hồi của tiêu dùng trong nước có thể sẽ không thể bù đắp được cho sự sụt giảm trong các đơn đặt hàng ở nước ngoài, người đã ước tính rằng xuất khẩu có thể giảm 5% trong năm nay kể từ năm 2022.
Do đó, áp lực thất nghiệp có thể trở nên gay gắt hơn đối với 290 triệu lao động nhập cư của đất nước, nguồn lao động chính tại các nhà máy sản xuất.
Vào năm 2022, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Hoa Kỳ - đối tác thương mại lớn thứ ba của nước này sau Đông Nam Á và Liên minh châu Âu - tăng nhẹ lên 440,1 tỷ USD từ 396,5 tỷ USD một năm trước đó.
Tuy nhiên, giới phân tích dự đoán rằng tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc sẽ giảm trong năm nay từ mức cao kỷ lục gần 15%.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm