Thị trường hàng hóa
Tuy nhiên, nhu cầu mua các món quà lễ hội thấp hơn dự kiến đã làm tiêu tan hy vọng của họ, nhiều tiểu thương ghi nhận doanh số bán hàng chậm hơn và vội vã dọn hàng tồn kho.
Khi hãng tin Channel Asia (CNA) đến thăm một hội chợ Tết Nguyên Đán tại trung tâm mua sắm Vivocity, Trung Quốc vào giờ ăn trưa hôm thứ Ba (17/1), hàng chục người mua sắm đã thử các món ăn nhẹ khác nhau nhưng rất ít người thực sự muốn mua hàng.
Chia sẻ với CNA, những người bán hàng nói rằng họ đã dự đoán nhu cầu mua sắm sẽ cao hơn trong năm nay, sau khi Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế xã hội sau gần 3 năm đại dịch hoành hành.
“Doanh số bán hàng có chút khởi sắc so với năm 2022 nhưng vẫn còn chậm vì nhiều người ở đây chỉ xem qua cửa hàng chứ không thực sự mua hàng,” một chủ quán cà phê địa phương Careshop de Cafe, cho biết. Đồng thời chia sẻ: “Có thể do kinh tế chưa ổn định nên họ không muốn chi quá nhiều cho những thứ này,” cô nói thêm.
Trong khi đó, một tiểu thương tên Sally Tay cho rằng doanh số bán hàng giảm là do việc mở lại biên giới giữa Singapore và Malaysia, làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ bánh kẹo ở cả hai bên.
“Hầu hết khách quen của chúng tôi vẫn đến đây để mua (đồ ăn nhẹ) nhưng không nhiều như trước. Vì vậy, thay vì mua 10 hộp thông thường, có lẽ họ sẽ chỉ mua bốn hộp,” cô nói.
Theo chia sẻ của người tiểu thương này, do cửa hàng của cô kinh doanh nhiều mặt hàng mang nét đặc trưng khá ấn tượng (bánh dứa và khoai tây chiên giòn, hạt bí ngô) nên vẫn “níu kéo” được tệp khách hàng quen, tuy nhiên, đối với những món ăn nhẹ phổ biến hơn như bánh quy viết thư tình, khách hàng có thể ghé đến những nơi khác như Malaysia để mua vì ở đó có thể giá thành sẽ phải chăng hơn.
Năm nay, người dân Trung Quốc và một số quốc gia châu Á sẽ đón Tết Nguyên Đán vào ngày 22/1, một số người cho biết vì năm nay Tết đến sớm hơn nên thời gian chuẩn bị chóng vánh cũng ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.
“Trong hai năm qua, Tết Nguyên Đán rơi vào tháng Hai nên các nhà bán lẻ có nhiều thời gian hơn để bán đồ ăn nhẹ. Nhưng năm nay, dịp lễ lớn nhất năm này khá gần với ngày Giáng sinh," ông Jason Lee, giám đốc điều hành tiệm bánh địa phương Home's Favourite cho biết.
Trong bối cảnh chi phí tăng cao, một số nhà bán lẻ cũng đã tăng giá sản phẩm trước thềm lễ hội lớn nhất năm.
Tiệm bánh Home's Favourite cho hay, họ đã tăng giá thêm 5% cho mỗi sản phẩm, mặc dù doanh số bán hàng thấp hơn một chút so với mức mức ghi nhận tiền đại dịch Covid-19.
Ông Lee cho biết: “Chúng tôi không có lựa chọn nào khác vì mọi thứ đều tăng (bao gồm cả chi phí) nguyên liệu, nhân công và thậm chí cả việc giao hàng. Nhưng, tiệm bánh vẫn sẽ nỗ lực để duy trì mức giá bán hợp lý nhất.
Theo nhiều phương tiện truyền thông đưa tin vào tháng trước, giá bak kwa hay còn gọi là Nhục can (thịt sấy khô) đã tăng vài USD/kg tại các cửa hàng ở Singapore trước Tết Nguyên đán. Điều này được cho là do tăng nhân lực và chi phí nguyên liệu thô cũng như tiền thuê.
Theo khảo sát của CNA, các nhà bán lẻ nổi tiếng như Fragrance và Bee Cheng Hiang đã một lần nữa tăng giá thịt sấy Bak kwa trong tháng này.
Giá bak kwa thái lát đặc trưng của Fragrance đã tăng lên 64 USD Singapore/kg, tăng từ 62 USD Singapore trước đó, trong khi thịt lợn thái lát gỗ táo của Bee Cheng Hiang tăng 1 USD lên 40 USD Singapore/500g.
Người này cho biết: “Những thách thức chính mà chúng tôi phải đối mặt là chi phí nguyên vật liệu cao hơn, chi phí vận chuyển cao hơn, thời gian giao hàng thất thường, lạm phát và thiếu nhân lực. “Mặc dù vậy, chúng tôi đang cố gắng giảm chi phí nhiều nhất có thể để khách hàng của chúng tôi vẫn có thể chi trả được."
Mặc dù chi phí tăng và doanh số bán chậm, các nhà bán lẻ cho biết họ vẫn lạc quan về triển vọng phía trước.
Ông Peter Thang, giám đốc phát triển kinh doanh của nhà cung cấp thực phẩm BizGen International, cho hay: “Chúng tôi nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng từ các khách hàng doanh nghiệp và cả người tiêu dùng thông thường.
“Sức mua của người tiêu dùng đang dần quay trở lại, tình hình kinh doanh vì thế sẽ khấm khá hơn nhiều”, ông Thang nhận định.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm