Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:30 11/02/2023

Trung Quốc phải mất vài tháng mới thoát khỏi “cái bóng” của COVID-19

Trung Quốc vẫn còn tồn tại nhiều dấu hiệu phục hồi kinh tế chậm chạp, giới phân tích tin rằng nước này phải mất vài tháng nữa mới có thể hoàn toàn thoát khỏi "cái bóng" của COVID-19.

Tỷ lệ lạm phát gia tăng của Trung Quốc phản ánh cách thị trường tiêu dùng nội địa này dần thức tỉnh sau một “giấc ngủ dài” hậu đại dịch COVID-19.

Các nhà phân tích tin rằng, trong quá trình phục hồi kinh tế, quốc gia tỷ dân này phải đối mặt với nhiều “chướng ngại vật” dần rồi sẽ đi vào quỹ đạo.

Ảnh minh hoạ: SCMP.

Trong tháng 1, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 2,1% so với một năm trước đó, tăng từ mức tăng 1,8% trong tháng 12/2022, theo dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia (NBS) công bố hôm thứ Sáu (10/2).

Sau khi nới lỏng các quản lý về phòng, chống COVID và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vào tháng trước là động lực chính “đập tan” nhu cầu chi tiêu bị kìm hãm trong mấy năm nay. Tuy nhiên, vấn đề hạn chế nguồn cung có thể sẽ mất vài tháng mới có thể tháo gỡ vì các chuyên gia cho rằng “cái bóng” của COVID sẽ kéo dài trong một thời gian.

Harry Murphy Cruise, một nhà kinh tế của Moody\'s Analytics, cho biết: “Khi Trung Quốc thức dậy sau giấc ngủ do đại dịch Covid-19, các hộ gia đình và doanh nghiệp đang lấy lại niềm tin của họ”.

Ước tính, ngành du lịch trong tuần lễ Tết Nguyên đán đạt mức cao nhất trong 4 năm và doanh thu phòng vé vượt mức tiền đại dịch.

Đồng thời, nhà phân tích này còn cho rằng, chi phí du lịch và giải trí sẽ được đẩy lên ở mức cao, điều này cho thấy rằng “các hộ gia đình tại đất nước tỷ dân đang bù đắp thời gian đã mất khi nhiều lần bị “ghìm chân” sau các đợt phong toả”. Tuy nhiên doanh số bán quần áo và đồ gia dụng vẫn còn hiện hữu nhiều dấu hiệu chưa khả quan.

Theo dự báo của Moody\'s, lạm phát hàng tháng của Trung Quốc sẽ ở mức trung bình 2,5% trong năm nay và tăng trở lại 3,5% vào năm tới.

“Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ không phải là một viên đạn bạc”, ông Cruise nói. “Mặc dù năm 2023 có vẻ đầy hứa hẹn hơn rất nhiều so với những gì chúng tôi dự đoán trước đó, nhưng năm này sẽ có nhiều gập ghềnh; sẽ cần thời gian để các hộ gia đình thực sự rũ bỏ được nỗi buồn của Covid-19”.

Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng cốt lõi của Trung Quốc, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, đã tăng 1% trong tháng 1 so với một năm trước đó, tăng từ mức 0,7% trong tháng 12.

Trong CPI, giá thực phẩm tăng 2,6% và giá phi thực phẩm tăng 1,2% trong tháng trước so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo nhà cung cấp dữ liệu tài chính Trung Quốc Wind, mức tăng CPI tổng thể thấp hơn một chút so với kỳ vọng, được dự đoán là tăng 2,3% trong tháng trước.

Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI), phản ánh giá mà các nhà máy tính cho các nhà bán buôn đối với các sản phẩm, đã giảm 0,8% trong tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức giảm 0,7% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm ngoái.

Zhou Hao, nhà kinh tế trưởng tại Guotai Junan International, nhận định: “PPI đã giảm 0,4% (trong tháng 1, so với tháng trước), điều này hơi ngạc nhiên nhưng dường như cho thấy lĩnh vực sản xuất vẫn chưa hoạt động hết tốc độ”.

Ngoài ra, nhà kinh tế này cũng cho rằng sự gia tăng chỉ số CPI là một hiệu ứng tạm thời do kỳ nghỉ lễ vào đầu năm gây ra và ông hy vọng nó sẽ giảm dần vào tháng Hai. Còn quá sớm để kỳ vọng vào tỷ lệ lạm phát sẽ ổn định trong thời gian ngắn.

Ding Shuang, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế Trung Quốc Đại lục tại Standard Chartered ở Hồng Kông, cho biết lạm phát CPI của đại lục có thể ở mức trung bình 2,3% một tháng trong năm nay, do chuỗi cung ứng ổn định, năng lực dồi dào và nguồn cung lao động sẽ giúp hạn chế áp lực lạm phát từ nhu cầu phục hồi.

“Thị trường đã có những lo ngại về lạm phát gia tăng ở Trung Quốc sau khi mở cửa trở lại, với tác động lan tỏa đến phần còn lại của thế giới”, Ding nói, nhưng dữ liệu cho thấy mức tăng trong tháng 1 "được hỗ trợ nhiều hơn bởi hiệu ứng Tết Nguyên đán".

Trong khi Capital econom cho biết giá tại cổng nhà máy tiếp tục giảm do giá hàng hóa giảm và sự gián đoạn chuỗi cung ứng suy yếu, nhu cầu đi lại và dịch vụ tăng sau khi dỡ bỏ các hạn chế.

Trong tuyên bố của mình vào thứ Sáu, NBS cho rằng giá tiêu dùng tăng vào tháng trước “là do các yếu tố bao gồm Tết Nguyên đán và các chính sách kiểm soát và phòng ngừa đại dịch được nới lỏng”.

NBS cho biết thêm: “Trong tháng 1, giá chung của các sản phẩm công nghiệp tiếp tục giảm do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như biến động giá dầu thô quốc tế và xu hướng giảm giá than trong nước”.

Đọc thêm

Xem thêm