Thị trường hàng hóa
Trong một cuộc phỏng vấn với Nhân dân Nhật báo được công bố vào Chủ nhật (1/1), Zhao Chenxin, Phó chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), nhận định các nhà chức trách sẽ điều chỉnh các chính sách tài chính, tiền tệ, công nghiệp, công nghệ và xã hội để thúc đẩy tăng trưởng.
Chính phủ cũng sẽ hỗ trợ cho các lĩnh vực được quản lý chặt chẽ trước đây như các công ty bất động sản và internet như một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm tăng chi tiêu của người tiêu dùng.
Nhu cầu tổng thể không đủ mạnh là yếu tố chính kìm hãm tăng trưởng kinh tế, vì thế nền kinh tế thứ nhì thế giới cần phải ưu tiên phục hồi và mở rộng tiêu dùng, đồng thời sử dụng đầu tư và ưu đãi của
Chính phủ để thúc đẩy đầu tư xã hội, ông Zhao nhận định.
Những bình luận của ông Zhao đưa ra cái nhìn đầu tiên về các ưu tiên kinh tế vĩ mô của năm nay, sẽ được đưa ra chính thức khi Trung Quốc chào đón tân Thủ tướng và nhóm kinh tế của ông tuyên thệ nhậm chức vào tháng Ba năm 2023.
Trong những tháng gần đây, các nhà hoạch định chính sách đã cố gắng làm nổi bật tâm lý thị trường, nhưng sự lây lan nhanh chóng của đại dịch Covid-19 và những vết sẹo của đại dịch đối với tài chính hộ gia đình và doanh nghiệp đã làm dấy lên nhiều hoài nghi.
Trong báo cáo hôm 1/1, Zhao thừa nhận rằng nền tảng cho sự phục hồi kinh tế không vững chắc và đại dịch tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, ông đã quyết tâm đặt chi tiêu của người tiêu dùng làm trung tâm. “Chúng ta phải tăng doanh thu của các hộ gia đình ở thành thị và nông thôn. Cần hỗ trợ đặc biệt cho các gia đình có thu nhập thấp và trung bình, những người sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn nhưng bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch" - ông Zhao nói.
Để đạt được mục tiêu đó, NDRC sẽ khuyến khích các trung tâm mua sắm nâng cấp cơ sở vật chất với việc đầu tư nhiều hơn vào đường xá, bãi đỗ xe và trạm sạc cho ô tô điện.
Các nền tảng Internet, vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến dịch điều tiết của Chính phủ trong hai năm qua, cũng sẽ được khuyến khích cải thiện trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng.
Theo Zhao, các lĩnh vực khác nằm trong danh sách hỗ trợ của Chính phủ là nhà ở, phương tiện sử dụng năng lượng mới và chăm sóc người già.
Trong năm 2021, chi tiêu tiêu dùng đóng góp khoảng 2/3 tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, trong 3 quý đầu năm 2022, cũng chỉ đóng góp 41,3%. Con số này được coi là cơ bản để phục hồi kinh tế khi nhu cầu ở nước ngoài giảm và đầu tư dao động ở mức thấp.
Một số nhà kinh tế Trung Quốc đã kêu gọi sử dụng phiếu giảm giá quy mô lớn hoặc thậm chí trợ cấp tiền mặt để khuyến khích chi tiêu, (có thể sẽ được tài trợ bằng trái phiếu kho bạc đặc biệt hoặc từ kho bạc của Chính phủ trung ương), tuy nhiên những đề xuất này vẫn chưa được phản hồi.
Trong bài phát biểu năm mới, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc vào năm 2022 sẽ vượt qua 120 nghìn tỷ nhân dân tệ (17,3 nghìn tỷ USD), ngụ ý mức tăng danh nghĩa ít nhất 4,4%.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng thực tế được dự đoán rộng rãi là khoảng 3%, thấp hơn mục tiêu của Chính phủ là khoảng 5,5%.
Chính quyền Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, hứa hẹn sẽ tối ưu hóa chi tiêu của chính quyền trung ương, trái phiếu có mục đích đặc biệt của địa phương và các công cụ tài chính phát triển.
Đồng thời, quốc gia này sẽ nỗ lực hơn nữa để thu hút vốn nước ngoài với quy mô thị trường, cam kết bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư đó.
Các nhà đầu tư tư nhân cũng sẽ được khuyến khích tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn của quốc gia và nâng cấp các “mối liên kết yếu” - những lĩnh vực như bảo vệ môi trường được coi là quan trọng nhưng lại bị đầu tư quá mức.
“Chúng tôi sẽ tạo ra một môi trường chính sách vĩ mô ổn định và có thể dự đoán được,” Zhao nói.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm