Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:35 13/12/2022

Trung Quốc: Mùa màng bội thu bất chấp một năm đầy thách thức

Trung Quốc cho thấy sản lượng ngũ cốc kỷ lục mặc dù việc trồng trọt bị trì hoãn, làn sóng nhiệt chưa từng có và đại dịch Covid-19 hoành hành.

Theo các số liệu chính thức, trong bối cảnh những lo ngại về an ninh lương thực gia tăng, sản xuất ngũ cốc của Trung Quốc đã “bật” thành công qua những đợt hạn hán, lũ lụt tàn khốc và vô số rào cản của đại dịch trong năm nay để ghi nhận một vụ thu hoạch bội thu.

Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho biết sản lượng ngũ cốc đạt mức cao kỷ lục 686,53 triệu tấn trong năm nay, tăng 0,5% so với năm 2021.

Trung Quốc đang ưu tiên an ninh lương thực để nuôi sống người dân và cung cấp trợ cấp một lần trong năm nay để khuyến khích họ trồng lúa. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Đây cũng đánh dấu năm thứ tám liên tiếp Trung Quốc - nhà sản xuất cây trồng hàng đầu thế giới và là nhà xuất khẩu lớn - duy trì sản lượng ngũ cốc hàng năm trên 650 triệu tấn, khi Bắc Kinh tăng cường nỗ lực củng cố an ninh lương thực trong bối cảnh khủng hoảng lương thực toàn cầu đang rình rập.

Trong khi đó, sản xuất lúa gạo của nền kinh tế thứ nhìn thế giới cũng bội thu không kém, đặc biệt là lúa mì và gạo, cũng rất quan trọng đối với Trung Quốc để kiểm soát lạm phát, và có thể giúp ngăn chặn giá lương thực toàn cầu tăng cao.

Theo Wang Guirong, giám đốc của NBS, năng suất cây trồng kỷ lục được thể hiện bất chấp việc gieo trồng lúa mì bị trì hoãn vào mùa đông năm ngoái, sự gián đoạn do dịch Covid-19 bùng phát và các vấn đề môi trường trong năm nay.

Vào tháng 2, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những thách thức “chưa từng có” đối với an ninh lương thực của quốc gia trong năm nay, đồng thời ưu tiên sản xuất ngũ cốc trong nước và khả năng tự cung tự cấp đậu tương trong kế hoạch chi tiết hàng năm cho các chính sách nông thôn.

Mười tháng sau, ông Wang nói rằng vụ mùa bội thu cung cấp “sự hỗ trợ mạnh mẽ” trong việc ổn định nền kinh tế.

“Tình hình này đã đặt nền tảng vững chắc để đối phó với môi trường quốc tế phức tạp và khắc nghiệt, đồng thời vượt qua nhiều rủi ro và thách thức, đồng thời có những đóng góp tích cực trong việc ổn định thị trường ngũ cốc toàn cầu và an ninh lương thực,” ông Wang nói thêm.

Mặc dù an ninh lương thực đã được ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Bắc Kinh trong một vài năm, nhưng tính cấp bách càng tăng cao trong năm nay khi giá quốc tế của các loại lương thực, phân bón và hàng hóa thiết yếu đã tăng lên mức cao kỷ lục sau sự kiện khủng hoảng Nga - Ukraine.

So với năm ngoái, sản lượng đậu tương tăng 23,7% lên 20,28 triệu tấn, theo dữ liệu của NBS. Sản lượng ngô và lúa mì tăng nhẹ lần lượt là 1,7% và 0,6%.

Tuy nhiên, sản lượng gạo giảm 2% xuống còn 208,5 triệu tấn do sóng nhiệt ở khu vực phía nam Trung Quốc và diện tích giảm.

Năm nay, chính phủ trung ương đã ban hành khoản trợ cấp một lần trị giá 40 tỷ nhân dân tệ (5,75 tỷ USD) cho nông dân trồng ngũ cốc để khuyến khích họ và ổn định trợ cấp cho các nhà sản xuất ngô, gạo và đậu tương.

CCTV cũng đưa tin gần 10 triệu tấn phân bón dự trữ vào mùa xuân và mùa hè để đảm bảo giá cả thị trường và sản xuất ổn định.

Những nỗ lực của Trung Quốc để biến nhiều đất canh tác thành đất nông nghiệp có năng suất cao hơn cũng giúp ổn định sản lượng trong năm nay.

Trong đó, những người nông dân Trung Quốc và chính quyền địa phương cũng đã được yêu cầu cắt giảm bột đậu nành trong thức ăn chăn nuôi để giảm nhập khẩu trong nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy sự tự lực của nông nghiệp.

Bột đậu nành là một trong những chất bổ sung protein được sử dụng phổ biến nhất trong thức ăn chăn nuôi và được sản xuất từ bã còn lại sau khi chiết xuất dầu. Phụ phẩm này đã trở thành động lực chính khiến Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu đậu tương trong hai thập kỷ qua, vốn đã tăng lên để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt gia tăng trong nước tại quốc gia tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới.

Hơn 85% nguồn cung đậu tương của Trung Quốc được nhập khẩu vào năm ngoái, với Brazil và Mỹ là hai nguồn lớn nhất.

Theo số liệu của Hải quan, từ tháng 1 đến tháng 11 năm nay, nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc đạt tổng cộng 80,53 triệu tấn, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo CN Grain, một nhà cung cấp thông tin nông nghiệp có một trong những cổ đông là Tập đoàn Dự trữ Ngũ cốc Trung Quốc, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục giảm nhập khẩu ngũ cốc trong năm nay, phần lớn là do giá ngũ cốc quốc tế tăng cao.

CN Grain cho biết trong một bài đăng trên blog vào tuần trước: “Vào năm 2022, đậu tương vẫn sẽ là cây trồng nhập khẩu lớn nhất, nhưng nhập khẩu ngô và đậu tương làm thức ăn chăn nuôi đang giảm dần.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm