Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:00 24/12/2022

Trung Quốc mở cửa có thể tác động trực tiếp đến GDP Việt Nam trong năm 2023

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam hơn 2% vào 2023 do lượng khách du lịch Trung Quốc trở lại Việt Nam.

Trung Quốc hiện đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, mới đây quốc gia này có động thái nới lỏng chính sách “Zero COVID” như bỏ nhiều/hầu hết các yêu cầu xét nghiệm COVID, ngừng “truy vết COVID” và đã ngưng thông báo số ca nhiễm COVID. Động thái này được giới chuyên gia kỳ vọng sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế của các quốc gia ở Châu Á và trên thế giới vào năm tới. Tác động tức thời nhất của việc Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế COVID là VND tăng khoảng 5% vì đồng Nhân dân tệ tăng 5%. Dù vậy, lợi ích chính mà Việt Nam sẽ có được khi Trung Quốc mở cửa trở lại có thể là mức tăng khoảng 2% cho tăng trưởng GDP vào năm tới tạo ra bởi lượng khách du lịch Trung Quốc quay trở lại.

Các chuyên gia kỳ vọng Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy tăng nhẹ GDP Việt Nam trong năm 2023

Cụ thể, ông Michael Kokalari, Chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital dự đoán: Chúng tôi kỳ vọng việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam hơn 2% vào năm tới do lượng khách du lịch Trung Quốc trở lại vào nửa cuối năm 2023. Chúng tôi cũng dự đoán Trung Quốc mở cửa trở lại trong năm tới sẽ chỉ tác động đến lạm phát ở mức thấp và lưu ý rằng lạm phát của thế giới đã đạt đến đỉnh điểm và hiện đang giảm dần. “Cuối cùng, trong khi tác động quan trọng nhất của việc Trung Quốc mở cửa trở lại đối với Việt Nam là lượng khách du lịch Trung Quốc có khả năng trở lại bình thường trong nửa cuối năm 2023, thì tác động tức thời nhất là sự cải thiện về tâm lý đối với đồng Việt Nam (VND)”- ông Michael Kokalari nói.

Cùng chung nhận định về khách du lịch Trung Quốc quay lại Việt Nam, ông Mauro Gasparotti - Giám đốc, Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho biết: Trước khi đại dịch xảy ra, Trung Quốc là thị trường khách du lịch lớn nhất thế giới khi thực hiện hơn 150 triệu chuyến du lịch nước ngoài trong năm 2019. Việc mở cửa biên giới và gỡ bỏ các quy định về cách ly tại Trung Quốc sẽ có tác động lớn đến sự khôi phục hoạt động du lịch tại nhiều quốc qua Đông Nam Á, đặc biệt là các điểm đến phụ thuộc nhiều vào nguồn khách này như Việt Nam.

Trên thực tế, du lịch nước ngoài đóng góp khoảng 10% GDP của Việt Nam trước COVID và lượng khách du lịch nước ngoài đang trên đà đạt 25% so với mức trước COVID trong năm nay. Các chuyên gia kỳ vọng lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam sẽ đạt trên 50% so với mức trước COVID vào năm 2023, dựa trên giả định rằng lượng khách du lịch Trung Quốc sẽ trở lại bình thường vào nửa cuối năm sau. Tuy nhiên, tốc độ phát triển gần đây ở Trung Quốc cho thấy lượng khách du lịch Trung Quốc có thể phục hồi nhanh hơn. Do đó, khách du lịch Trung Quốc có thể đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm tới so với dự kiến hiện tại.

Bên cạnh tác động tới du lịch, một số nhà đầu tư có những lo ngại rằng việc nền kinh tế của Trung Quốc mở cửa trở lại có thể làm giảm sức hấp dẫn của Việt Nam cho đầu tư FDI. Liên quan vấn đề này, VinaCapital cho rằng “điều này không có khả năng xảy ra".

Ngoài ra, theo VinaCapital, những yếu tố cơ cấu mạnh mẽ thúc đẩy dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam đã xuất hiện trước căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Cụ thể, theo khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) và các tổ chức khác, mức lương tại nhà máy ở Việt Nam chỉ bằng khoảng 2/3 so với ở Trung Quốc, nhưng chất lượng lực lượng lao động của Việt Nam tương đương với Trung Quốc. Ngoài ra, Nhật Bản và Hàn Quốc, chiếm hơn một nửa dòng vốn FDI của Việt Nam, đều đang phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng về cơ cấu dân số và các vấn đề kinh tế nan giải khác, buộc các công ty ở cả hai nước phải đầu tư ra nước ngoài.

 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm