Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:00 23/11/2022

Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng học thuật, bám sát vị trí số một của Mỹ

Theo danh sách trích dẫn học thuật toàn cầu mới nhất, số lượng các nhà khoa học được trích dẫn học thuật của Trung Quốc đã tăng năm thứ 5 liên tiếp. Trong khi đó, Mỹ dù vẫn dẫn đầu song đã bị Trung Quốc bám sát phía sau, do trải qua những sự suy giảm liên tục.

Báo cáo trích dẫn tạp chí của nhà phân tích thông tin hàng đầu thế giới Clarivate Analytics vừa được công bố vào ngày 15 tháng 11. Báo cáo lên danh sách các nhà khoa học có ảnh hưởng thông qua việc được trích dẫn nhiều nhất trong các bài báo trong vòng 10 năm gần nhất. Năm nay, gần 7.000 danh hiệu đã được trao cho các nhà khoa học trong 21 lĩnh vực.

Trung Quốc chiếm hơn 40% số điểm trên BXH Clarivate Analytics về các lĩnh vực toán học, hóa học và khoa học vật liệu. Ảnh: Shutterstock

Danh sách này đánh giá sức mạnh nghiên cứu của mỗi quốc gia và phản ánh những thay đổi trong mô hình nghiên cứu khoa học thế giới. Mỹ vẫn dẫn đầu khi chiếm 38,3% (khoảng 2770 người) các nhà khoa học trong danh sách năm 2022, nhưng con số đã giảm dần qua từng năm; cụ thể là 1,4% trong năm nay và 5% kể từ năm 2018.

Trung Quốc đã cho thấy một xu hướng đầy hứa hẹn trong những năm gần đây. Tỷ lệ “các nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất” của Trung Quốc đã tăng từ 7,9% vào năm 2018 lên 16,2% vào năm 2022 (khoảng 1170 người).

(Độc giả có thể xem danh sách chi tiết và cụ thể tại trang chủ của Clarivate Analytics)

Xét theo trường đại học, Đại học Harvard vẫn giữ vị trí số 1 như nhiều năm qua với 233 nhà nghiên cứu nằm trong danh sách. Viện Khoa học Trung Quốc đứng thứ hai với 228 nhà nghiên cứu. Liu Shihua, giám đốc kinh doanh xuất bản của Clarivate Analytics, cho biết: “Xếp hạng này có thể thay đổi vào năm tới, khi xem xét xu hướng dữ liệu mà chúng tôi đã chứng kiến". 

Xue Wangxin, biên tập viên cấp cao tại Nhà xuất bản Đại học Thanh Hoa, cho biết: “40% biên tập viên tạp chí của chúng tôi nằm trong danh sách năm 2022. Điều đó có nghĩa là các biên tập viên của chúng tôi đang tích cực trong lĩnh vực nghiên cứu của họ, và có nhiều khả năng làm tăng ảnh hưởng của tạp chí hơn”.

“Nếu các biên tập viên của chúng tôi xuất hiện trong danh sách, điều đó cho thấy rằng các bài báo của họ được xuất bản trong 10 năm qua đã được xếp hạng hàng đầu theo số lượng trích dẫn. Nó thể hiện sự đóng góp và hiểu biết của họ về lĩnh vực này, đồng thời cho thấy sức mạnh học thuật của tạp chí”, Xue giải thích thêm.

Trung Quốc vẫn yếu ở lĩnh vực sinh học

Theo báo cáo, các nhà nghiên cứu Trung Quốc có phần nổi trội trong các lĩnh vực toán học, hóa học và khoa học vật liệu. Nhưng Trung Quốc đang tụt lại phía sau trong các lĩnh vực y tế như y học lâm sàng và miễn dịch học.

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, tổ chức nghiên cứu lớn nhất thế giới, đã tuyển dụng khoảng 60.000 nhà nghiên cứu tại hơn 100 viện vào năm ngoái. Ảnh: Tân Hoa xã

“Mỹ, châu Âu và Nhật Bản chiếm gần như tuyệt đối trong lĩnh vực y sinh. Trung Quốc thậm chí còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu về đầu tư nghiên cứu trong ngành y sinh”, Zhang Mizhi, từ Viện Khoa học Khoa học Thượng Hải, đã viết trên tạp chí Phát triển Khoa học vào tháng 10 vừa rồi.

Ông nói thêm: “Trung Quốc nên tăng cường đầu tư vào y sinh học và thu hút thêm vốn đầu tư từ thị trường toàn cầu… để thúc đẩy nghiên cứu và đột phá các công nghệ then chốt trong khoa học y tế, dược phẩm và hóa học hữu cơ”.

Tuy nhiên, nói chung Trung Quốc vẫn đang cho thấy họ không chỉ tiếp tục thách thức vị trí số một của Mỹ về kinh tế, quân sự và nhiều lĩnh vực khác, mà còn về cả vấn đề học thuật. Và điều này được đánh giá có lợi cho cả hai nước nói riêng, thế giới nói chung.

“Nó sẽ thúc đẩy cuộc chạy đua về tri thức. Trong khi Mỹ tiếp tục dẫn đầu thế giới về ảnh hưởng nghiên cứu, thì Trung Quốc tiếp tục thu hẹp khoảng cách”, David Pendlebury, trưởng bộ phận phân tích nghiên cứu tại Viện Thông tin Khoa học tại Clarivate, cho biết trong một báo cáo chính thức vào ngày 15 tháng 11.

“Thật vậy, danh sách năm 2022 phản ánh sự tái cân bằng mang tính chuyển đổi của các đóng góp khoa học và học thuật ở cấp cao nhất, thông qua quá trình toàn cầu hóa công việc nghiên cứu”, ông đánh giá thêm.

Đọc thêm

Xem thêm