Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:00 08/09/2022

Trung Quốc đẩy mạnh bán lại khí đốt cho châu Âu khi giá khí đốt tăng gấp 6 lần

Do nhu cầu trong nước suy giảm, Trung Quốc hiện đang tích cực bán lại các lô khí hoá lỏng của mình cho châu Âu khi giá khí đốt tại châu Âu tăng gấp 6 lần so với năm ngoái.

Giá khí đốt tại châu Âu đạt mức cao kỷ lục, gấp 6 lần cùng kỳ năm ngoái, đã thúc đẩy Trung Quốc bán lại các lô khí đốt nhập khẩu cho các đối tác châu Âu (Ảnh: Reuters)

Hãng tin Bloomberg (Hoa Kỳ) vừa cho biết tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đang chào bán một lô khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) vốn được nhập khẩu từ Australia vào tháng 11/2021. Trước đó, các hãng năng lương hàng đầu Trung Quốc như Sinopec và PetroChina cũng chào bán lại các lô khí LNG vốn được nhập từ Hoa Kỳ cho châu Âu.

Các hãng nhập khẩu LNG nhỏ như ENN Energy Holdings hay JOVO Group cũng đang đẩy mạnh chào bán các lô hàng của mình trên thị trường châu Á. Thậm chí, một số doanh nghiệp Trung Quốc còn cùng nhau gộp phần khí đốt thừa từ các lô hàng của mình thành một lô đầy đủ để bán lại cho khách hàng châu Âu hoặc châu Á. Đây là cách làm hiếm khi được ghi nhận do việc trộn các lô LNG có nguồn gốc khác nhau có thể gây nguy hiểm trong quá trình chuyên chở và phát sinh chi phí lớn.

Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới trong năm ngoái. Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách kiểm soát dịch COVID-19 nghiêm ngặt đã ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế của nước này trong năm nay, khiến nhu cầu sử dụng LNG giảm hơn 20%.

Tờ Nikkei (Nhật Bản) cho biết có thể Trung Quốc đã bán lại khoảng 4 triệu tấn LNG – tương đương khoảng 7% tổng lượng khí đốt được châu Âu nhập khẩu trong nửa đầu năm nay. Giới truyền thông Trung Quốc cho biết hãng Sinopec đã bán 45 lô khí đốt trên thị trường quốc tế.

Các lô khí LNG từ Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giải toả phần nào tình trạng căng thẳng nguồn cung khí đốt hiện nay tại châu Âu dưới tác động của cuộc xung đột quân sự Nga – Ukraine. Giá khí đốt tại châu Âu và châu Á hiện đang ở mức cao kỷ lục.

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần này (ngày 5/9), giá khí đốt tại châu Âu đã lập tức tăng vọt 40% sau khi Nga thông báo ngưng hoạt động vô thời hạn tuyến đường ống Nord Stream 1. Lượng khí đốt được Nga chuyển sang châu Âu qua tuyến đường ống này thường chiếm đến 30% tổng lượng khí đốt được châu Âu nhập khẩu từ Nga.

Thị trường lo ngại Liên minh châu Âu (EU) sẽ không tích trữ đủ lượng khí đốt cần thiết và phải giới hạn việc sử dụng năng lượng trong mùa Đông tới đây. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, giá khí đốt tại châu Âu đã tăng gấp gần 6 lần, khiến nhiều người tiêu dùng lẫn các doanh nghiệp tại châu Âu chịu tác động nghiêm trọng.

Ngoài Nord Stream 1, Nga còn cung cấp khí đốt cho EU thông qua một số đường ống khác, bao gồm đường ống đi qua Ukraine. Tuy nhiên, lượng khí được cung cấp qua các đường ống này cũng đã giảm, khiến EU phải chạy đua tìm kiếm các nguồn cung khí đốt thay thế. Một số quốc gia thành viên EU đã phải kích hoạch kế hoạch khẩn cấp nhằm đảm bảo an ninh năng lượng. Chi phí năng lượng tăng vọt và hoạt động kinh tế suy yếu khiến nguy cơ suy thoái kinh tế tại EU ngày càng lớn hơn.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm