Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
06:30 18/09/2022

Trung Quốc có tái xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu?

Sau nỗ lực thoát phụ thuộc vào Nga, Trung Quốc có thể trở thành nhà xuất khẩu khí đốt quan trọng cho châu Âu, tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng số nguồn cung này vẫn gán nhãn của Nga.

Khi Trung Quốc và Nga tăng dần các cuộc gặp mặt thân mật để xem xét loạt vấn đề tầm cỡ vĩ mô hơn, các báo cáo chỉ ra rằng xuất khẩu khí đốt của Nga đang tìm đường vào châu Âu thông qua Trung Quốc.

Nicholas Kumleben, giám đốc nghiên cứu năng lượng của công ty tư vấn kinh tế vĩ mô chia sẻ: "Thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu đang ngày càng hội nhập tốt và sự thay đổi nhu cầu trong khu vực có thể giúp cân bằng các thị trường đang bị thắt chặt". 

Hiện tại, Nga có thể không cung cấp nhiều khí đốt trực tiếp cho phương Tây, nhưng dù sao thì nước này cũng có thể tìm đường vào EU. Ảnh: DW.

Theo báo cáo của Nikkei, trước mùa đông, kho chứa khí đốt của châu Âu gần như đã đầy 80%, một phần nhờ xuất khẩu LNG từ Trung Quốc. Nga đã giảm đáng kể nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra.

Trung Quốc tăng tốc xuất khẩu khí đốt vào EU

Mục đích thu lợi nhuận từ việc giá khí đốt tăng vọt, các công ty LNG của Trung Quốc đã tăng nguồn cung cấp cho thị trường nước ngoài để đáp ứng nhu cầu hiện nay.

Tính đến thời điểm này, các công ty Trung Quốc đã bán khoảng 4 triệu tấn LNG trên thị trường quốc tế. Con số này chiếm khoảng 7% lượng tiêu thụ khí đốt của châu Âu trong nửa đầu năm.

Cụ thể, Tập đoàn môi giới LNG mang tên JOVO (Trung Quốc) cho biết họ đã bán một lô hàng LNG trị giá tới 100 triệu USD (103 triệu euro) cho một khách hàng tại châu Âu.

Trong khi đó, tập đoàn lọc dầu lớn nhất Trung Quốc (Sinopec Group) cũng nhận định đã chuyển lượng khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) dư thừa ra thị trường quốc tế. Truyền thông địa phương cho biết Sinopec đã bán 45 chuyến hàng LNG, tương đương khoảng 3,15 triệu tấn.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng tại Viện Chính sách Công Baker của Đại học Rice: “Nếu châu Âu đang mua LNG từ Trung Quốc, thì có khả năng một số có thể mang nguồn gốc từ đất nước xứ sở bạch dương, đặc biệt là khí đốt hỗn hợp”.

Điều này có vẻ giống như việc tránh được các lệnh trừng phạt đối với Nga, mặc dù EU đã không trừng phạt khí đốt của Nga. Nga đã cắt giảm nguồn cung một cách có hệ thống và các thị trường LNG được kết nối với nhau.

Bên cạnh đó, một số nguồn thông tin rằng: “Với tình thế tiến thoái lưỡng nan, EU có thể sẽ phải mua LNG từ Trung Quốc, bằng cách này, chính Trung Quốc chứ không phải Nga sẽ thu được lợi nhuận bổ sung tiềm năng từ việc bán lại lượng khí đốt này."

Từ xung đột tại Ukraine, Trung Quốc đã mua khí đốt Nga

Theo DW tổng hợp, doanh số bán khí đốt thông qua đường ống dẫn của Nga sang Trung Quốc đã tăng gần 65% trong sáu tháng đầu năm so với năm 2021.

Kể từ khi Nga tấn công Ukraine, chi tiêu của Trung Quốc cho nhập khẩu năng lượng từ Nga đã tăng lên 35 tỷ USD, từ 20 tỷ USD một năm trước đó, hãng Bloomberg đưa tin.

Trong khi đó, gã khổng lồ khí đốt Gazprom (Nga) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã ký một thỏa thuận 30 năm trị giá 400 tỷ USD vào năm 2014 để xây dựng đường ống “Sức mạnh của Siberia” – dài 3.000 km (1.865 dặm) ở Nga và 5.000 km ở Trung Quốc.

Cụ thể, đường ống này được khởi động vào cuối năm 2019 và dự kiến sẽ cung cấp cho Trung Quốc tới 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm khi đạt công suất tối đa vào năm 2025.

Kể từ khi nhận được tín hiệu từ các quốc gia châu Âu, Nga đã lên kế hoạch “phòng thân” cho mình bằng cách tăng xuất khẩu sang Trung Quốc. Nga biết rằng họ cần phải đa dạng hóa sang các thị trường mới khi EU giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung của mình.

"Những gì Nga bán cho Trung Quốc cũng trên cơ sở giá theo hợp đồng và theo hiểu biết của tôi, thỏa thuận mà Trung Quốc và Nga thực hiện đối với Power of Siberia 1 khá có lợi hơn đối với Trung Quốc, cả về giá cả", một nguồn tin giải thích.

Trung Quốc sẽ phá vỡ thế độc quyền xuất khẩu của Gazprom khi bán lại khí LNG của Nga”, Albrecht Rothacher, một nhà ngoại giao EU và chuyên gia Đông Á nhận định.

Hợp tác thương mại Trung - Nga

Các chuyên gia cảnh báo rằng châu Âu không thể mong đợi các nhà cung cấp Trung Quốc bù đắp tình trạng thiếu hụt năng lượng, vì tổng lượng khí đốt mà Trung Quốc có thể xuất khẩu sang châu Âu là hạn chế so với Nga.

Ngoài ra, khi hoạt động kinh tế hồi sinh ở Trung Quốc, tình hình sẽ đảo ngược, khiến châu Âu phụ thuộc vào Bắc Kinh để cung cấp khí đốt với giá cao hơn.

Ông Rothacher chia sẻ: “Tôi e rằng Trung Quốc vẫn chưa thực sự nằm trong tầm ngắm của EU về việc cung cấp LNG tiềm năng và dài hạn”.

“Hiện EU đang nhập khẩu từ Na Uy, Algeria, Qatar, UAR, Turkmenistan, Azerbaijan, Oman, Israel, có thể là Iran. Ít nhất những quốc gia này sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn cung của Nga, vốn vẫn không thể đoán trước được vào thời điểm hiện tại. "

Về phần mình, ông Mikulsksa tin rằng EU cũng như Mỹ và NATO sẽ cần thực sự suy nghĩ, cụ thể là "khi họ hướng tới sự hợp tác, Nga và Trung Quốc có thể làm việc cùng nhau để thao túng hoặc ảnh hưởng đến thị trường năng lượng toàn cầu”. "Điều này sẽ không được giải quyết cho đến khi châu Âu tìm ra các vấn đề về nguồn cung thay thế. Nó sẽ không dễ dàng và nó sẽ không xảy ra vào mùa đông này", bà nói.

Hiện tại, Nga cũng sẽ không dễ dàng lặp lại năm này qua năm khác lợi nhuận cao từ việc bán khí đốt khá thấp khi các nước châu Âu rời xa khí đốt của Nga và giá hy vọng sẽ ở mức vừa phải.
Ngoài ra, có khả năng Nga khiến mình ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc về việc xuất khẩu năng lượng. Trong mối quan hệ thương mại này, vẫn tồn tại nhiều vấn đề nội tại phức tạp.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm