Thị trường hàng hóa
Vào thứ Ba ngày 8/11, mặt trăng sẽ đi vào hình chóp bóng của Trái đất, đối diện với mặt trời, dẫn đến hiện tượng nguyệt thực toàn phần tại Châu Đại Dương, Châu Mỹ, Châu Á và Bắc Âu.
Nguyệt thực là hiện tượng Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng nằm trên một đường thẳng, Trái đất nằm ở giữa và đổ bóng lên mặt trăng. Trong nguyệt thực toàn phần, toàn bộ mặt trăng sẽ tối hơn bình thường và có màu đỏ nâu.
Nguyên nhân tạo nên sắc màu đặc biệt này là do hiện tượng tán xạ Rayleigh: Ánh sáng màu đỏ và cam của Mặt trời có bước sóng dài hơn, khi chiếu đến Mặt Trăng sẽ bị khí quyển của Trái Đất khúc xạ, hiện lên một màu đỏ trên bầu trời. Hiện tượng bình minh và hoàng hôn cũng được lý giải bởi nguyên nhân.
Theo định vị Time and Date tại Việt Nam, người dân các tỉnh miền Bắc và một phần miền Trung sẽ quan sát được trăng máu cấp độ 3, gồm toàn bộ quá trình nguyệt thực toàn phần. Trong khi đó, người dân tại khu vực Nam Trung Bộ - Nam Bộ sẽ quan sát được hiện tượng này ở cấp độ 4 gồm một đợt nguyệt thực toàn phần và một đợt nguyệt thực một phần.
Theo các chuyên gia, thời điểm lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng trăng máu hải ly đối với hầu hết tỉnh thành của Việt Nam là sau 17 giờ 40, khi Mặt Trăng đã không còn quá thấp.
Định vị tại TP HCM cho thấy người dân có thể bắt đầu quan sát trăng máu hải ly ở điểm cực đại của pha toàn phần vào lúc 17h59 ngày 8/11 (giờ Việt Nam), đồng thời tiếp tục chứng kiến nguyệt thực một phần từ 18h41 đến 19h49.
Trong khi đó, người dân Hà Nội sẽ quan sát trọn vẹn trăng máu hải ly từ 17h16 chiều 8/11, đạt cực đại lúc 17h59. Mặt trăng sẽ chuyển sang nguyệt thực một phần và nguyệt thực một phần cùng lúc mà người quan sát từ TP HCM có thể nhìn thấy.
Trăng máu hải ly ngày 8/11 sẽ là nguyệt thực thứ hai và cũng là lần cuối cùng trong năm nay. Nguyệt thực trước đó đã xảy ra vào ngày 16/5. Nếu muốn lần nữa chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực toàn phần, người dân có thể phải chờ đến tháng 9/2025.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm