Thị trường hàng hóa
Khoảng cách trên ngụ ý rằng, trong khi nền kinh tế châu Âu có thể đang ổn định, ít nhất là tạm thời, thì nền kinh tế Mỹ có thể đang mất đà. Các cuộc khảo sát kinh doanh mới được công bố hôm 25/1 cho thấy, tốc độ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã giảm trong tháng 1, cho thấy nền kinh tế của quốc gia này đã chạm đáy do lạm phát chậm và nhu cầu mạnh.
Báo cáo Tình hình và Triển vọng kinh tế thế giới cho biết, năm 2023 sẽ có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong những thập niên gần đây. Nguyên do được đưa ra là vì tác động của đại dịch COVID-19, xung đột giữa Nga và Ukraine, lạm phát tăng cao và khủng hoảng khí hậu.
Nhìn chung, mặc dù nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ suy giảm trong năm nay, nhưng suy thoái có thể sẽ không xảy ra. Tác động của việc tăng giá và lãi suất có thể bị hạn chế bởi viễn cảnh thiếu năng lượng đang mờ dần ở châu Âu, nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn đang trên đà phát triển và sự phục hồi sau đại dịch của Trung Quốc, ngăn chặn sự suy thoái nghiêm trọng.
Tại Hoa Kỳ, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng vào cuối năm ngoái, bất chấp chuỗi các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (FED) được thiết kế để hạ nhiệt nền kinh tế và kiểm soát lạm phát.
Vào năm 2022, doanh số bán nhà đã giảm gần 18% so với năm trước. Riêng tháng 12, doanh số bán lẻ đã giảm 1,1% và thị trường lao động, mặc dù vẫn sôi động, nhưng đang bắt đầu xuất hiện những rạn nứt.
Trong 5 tháng liên tiếp, người sử dụng lao động đã sa thải công nhân tạm thời. Một số nhà kinh tế coi mức lương tạm thời thấp hơn là dấu hiệu báo trước cho sự sụt giảm việc làm trên diện rộng.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế ước tính nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng với tốc độ hàng năm được điều chỉnh theo mùa là 2,8% trong quý IV năm ngoái, giảm nhẹ so với mức 3,2% trong quý III.
Lạm phát đạt mức cao nhất trong bốn thập kỷ vào năm ngoái, đang hạ nhiệt. Giá tiêu dùng tăng 6,5% trong tháng 12 so với một năm trước đó, giảm từ mức cao nhất năm 2022 là 9,1% vào tháng 6.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ công bố dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội quý IV vào hôm nay (26/1).
Cho đến gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều đã tin rằng khu vực đồng tiền chung châu Âu có khả năng bước vào suy thoái trong năm nay sau khi hóa đơn năng lượng tăng vọt vì chiến tranh Ukraine.
Tuy nhiên, màn phối hợp ăn ý giữa mùa đông ấm áp bất thường, các nỗ lực tiết kiệm năng lượng, các động thái của Chính phủ nhằm tìm kiếm các nhà cung cấp khí đốt tự nhiên mới và hàng trăm tỷ euro hỗ trợ tài chính dường như đã hỗ trợ nền kinh tế trong khu vực.
Hôm 24/1, S&P Global đã báo cáo rằng chỉ số sản xuất tổng hợp của Hoa Kỳ đã giảm xuống 46,6 trong tháng 1/2023 từ mức 45 của tháng 12/2022. Tại châu Âu, chỉ số này tăng lần lượt từ 49,3 lên 50,2.
Chris Williamson, nhà kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence, chia sẻ: “Nền kinh tế khu vực đồng tiền chung euro ổn định vào đầu năm nay là minh chứng cho thấy khu vực này có thể thoát khỏi suy thoái”.
Mặt khác, Hoa Kỳ “đã bắt đầu năm 2023 một cách nhẹ nhàng đáng thất vọng,” ông nói. “Mặc dù giảm nhẹ so với tháng 12, nhưng tốc độ giảm là một trong những mức giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.”
Theo Jennifer McKeown, nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại Capital econom, chính sách tiền tệ có thể tạo ra sự khác biệt và đem đến nhiều rắc rối phía trước cho nền kinh tế châu Âu.
Trong khi FED đã tăng lãi suất hơn 4 điểm phần trăm kể từ tháng 3 lên khoảng từ 4,25% đến 4,5%, thì Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã di chuyển với tốc độ chậm hơn, đẩy lãi suất chính sách của mình lên 2,5 điểm phần trăm bắt đầu từ tháng Bảy năm ngoái.
Nhiều nhà phân tích cho rằng lãi suất ở châu Âu sẽ còn tăng nữa trong khi Hoa Kỳ có thể sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất.
Một số nỗi đau vẫn chưa lan sang khu vực đồng euro. Tuy nhiên, khu vực này có thể tránh được một cuộc suy thoái hoặc, nếu có, có vẻ sẽ nhẹ hơn chúng ta đã lo sợ.
Theo các khảo sát của các nhà quản lý mua hàng của Hoa Kỳ, lãi suất cao và lạm phát dai dẳng đè nặng lên nhu cầu trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên, tỷ lệ việc làm tiếp tục tăng khi các công ty cố gắng giải quyết các đơn đặt hàng tồn đọng.
Ở châu Âu, các cuộc khảo sát chỉ ra rằng áp lực giá cả sẽ giảm bớt hơn nữa trong tháng 1, do chi phí kinh doanh tăng với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 4/2021. Tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng hàng năm của khu vực đồng euro giảm trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 12 và dự kiến sẽ còn giảm thêm trong năm nay.
Niềm tin kinh doanh tại Đức – nền kinh tế “đầu tàu” châu Âu tiếp tục tăng trong tháng 1/2023, tháng tăng thứ 4 liên tiếp trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng lắng dịu và khả năng nền kinh tế đầu tàu châu Âu tránh được suy thoái.
Trong báo cáo kinh tế thường niên của Chính phủ Đức công bố ngày 25/1, năm nay, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức dự kiến đạt tăng trưởng 0,2%, tăng so với mức dự báo sụt giảm 0,4% đưa ra hồi mùa Thu. Lạm phát cũng được dự báo giảm từ mức 7% đưa ra trước đó xuống mức 6% trong bối cảnh giá năng lượng đã giảm.
Theo Bộ trưởng Kinh tế liên bang Robert Habeck, hiện không còn dấu hiệu suy thoái mà nhiều nhà quan sát trước đây cho là không thể tránh khỏi. Đức đã cho thấy khả năng chống chịu tốt với khủng hoảng và đã đạt những kết quả tốt trong lĩnh vực kinh tế.
Ngược lại, chỉ số sản lượng tổng hợp tháng 1 của Vương quốc Anh giảm xuống 47,8 từ 49,0 xuống mức thấp nhất trong hai năm. Đó là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế của nước này có thể tụt lại so với các khu vực khác của châu Âu khi các doanh nghiệp phải vật lộn với tình trạng thiếu lao động, tác động của việc Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất bắt đầu từ cuối năm 2021 và hoạt động kinh doanh tiếp tục bị trì trệ.
Trung Quốc đã dỡ bỏ nhiều biện pháp kiểm soát đại dịch vào đầu tháng 12. Mặc dù điều đó dẫn đến sự gia tăng các ca nhiễm và tử vong do Covid-19, nhưng đây cũng mở ra cơ hội cho sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vốn đã trải qua sự tăng trưởng yếu nhất trong 4 thập kỷ vào năm 2022.
Việc nới lỏng chính sách kiểm soát Covid của Trung Quốc đã thúc đẩy triển vọng tăng trưởng, trong khi thời tiết ấm hơn ở châu Âu đã giúp làm dịu bớt cường độ của cuộc khủng hoảng năng lượng.
Dẫu vậy, việc mở cửa trở lại của Trung Quốc cũng gây rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu. Việc giải phóng nhu cầu bị dồn nén của quốc gia đông dân nhất nhì thế giới có thể đẩy giá dầu và các hàng hóa khác lên cao, điều này có thể gây áp lực mới lên lạm phát toàn cầu. Gián tiếp có thể buộc các ngân hàng trung ương phải giữ lãi suất cao, điều này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm