Thị trường hàng hóa
Theo Reuters, nguyên đơn của vụ kiện là các công ty truyền thông gồm Atresmedia, Egeda, Mediaset và Telefonica của Tây Ban Nha.
Cụ thể, 4 công ty truyền thông lớn này cáo buộc Telegram trở thành nơi phổ biến trái phép nội dung được bảo vệ bản quyền của họ.
Theo EuroNews, đây có thể là lệnh cấm tạm thời và việc chặn truy cập sẽ được thực hiện bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet.
Lệnh cấm được ban hành vào ngày 22/3, nhưng tới trưa 23/3 theo giờ địa phương, nền tảng vẫn hoạt động ở Tây Ban Nha.
Phán quyết đã vấp phải sự phản đối ở Tây Ban Nha. Nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Facua cảnh báo lệnh cấm có thể gây ra thiệt hại lớn cho hàng triệu người dùng Telegram.
Tại Tây Ban Nha, Telegram là nền tảng nhắn tin phổ biến thứ tư khoảng với 19% người sử dụng.
Trước khi bị cấm tại Tây Ban Nha, Telegram từng bị chặn tại một số quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Đức, Thái Lan, Indonesia... với cáo buộc lan truyền tin giả, nội dung độc hại, vi phạm bản quyền.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm