Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:08 28/08/2022

Thông tin toàn cảnh cuộc họp khẩn về nguồn cung xăng dầu, cơ quan quản lý nói gì về “kêu cứu” lỗ do chiết khấu?

Ngày 26/8, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp khẩn về bảo đảm nguồn cung xăng dầu, cơ quan quản lý đã làm rõ sự thật về “kêu cứu lỗ do chiết khấu”.

Thị trường xăng dầu trên cả nước vẫn ổn định, bảo đảm nguồn cung

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với Tổng cục Quản lý thị trường và các địa phương, đơn vị về bảo đảm nguồn cung xăng dầu do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì, đại diện Vụ Thị trường trong nước cho biết, dù thế giới có nhiều biến động gây ảnh hưởng tới nguồn cung xăng dầu, song, thị trường xăng dầu trong nước của Việt Nam vẫn ổn định.

Bổ sung vấn đề này, Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng trên cả nước mới chỉ có số ít cửa hàng báo không đủ nguồn hàng. Vừa qua, Tổng cục cũng đã chủ trì đoàn thanh tra 23 doanh nghiệp đầu mối và tước giấy phép 7 đơn vị. Đến nay 4 doanh nghiệp đã được trả giấy phép. Hiện trên cả nước chỉ có 4 cửa hàng có hiện tượng đóng cửa bán nhỏ giọt. Trong khi mạng xã hội tung tin nhiều cửa hàng đóng cửa là hoàn toàn sai sự thật.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, thành phố thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình thị trường kinh doanh xăng dầu. Các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tại thành phố hoạt động bình thường. Thành phố cũng thường xuyên nắm tình hình tại doanh nghiệp đầu mối. Bên cạnh đó Sở Công Thương cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Đồng thời thông qua các họp báo của thành phố để cung cấp thông tin chính thức trong điều hành.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Kiên Giang, ông Lâm Huỳnh Nhân cũng cho biết, trên địa chỉ chưa có cửa hàng tạm dừng hoạt động. Hệ thống bán lẻ phản ánh vấn đề chiết khấu còn nhiều bất cập. Mặt khác 7 thương nhân phân phối trên địa bàn bảo đảm đáp ứng cung ứng hàng ngày.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng Trần Văn Trừ thông tin, gần đây, thành phố kiểm tra 21 vụ xử phạt 671 triệu đồng. Hiện các cửa bàn kinh doanh xăng dầu hoạt động bình thường. Đà Nẵng đang làm thủ tục liên quan cấp giấy phép với một số cửa hàng xăng dầu.

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, trên địa bàn có 492 cửa hàng kinh doanh xăng dầu 8 doanh nghiệp đầu mối. Hiện có 24 cửa hàng đóng cửa do các lý do không liên quan đến nguồn cung. Nhu cầu xăng dầu 1 tháng của thành phố là 146.500 m3, khả năng đáp ứng là 170.000m. Qua 8 tháng thành phố xử lý 139 vụ xử phạt 1,8 tỷ đồng. Hiện các cửa hàng kinh doanh xăng dầu bình thường.

Cần sớm xử lý thông tin thất thiệt

Bên cạnh các ý kiến từ địa phương, ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu cho biết không ghi nhận cửa hàng nào đóng cửa. Hai nhà máy lọc dầu Bình Sơn và Nghi Sơn hoạt động bảo đảm sản lượng. Hiện không ghi nhận bất cứ đứt gãy nào về nguồn.

Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cũng nhìn nhận, thời gian quan các giải pháp xử lý của Bộ Công Thương đã có tính răn đe tạo hiệu ứng tích cực.

Liên quan tới các thông tin lan truyền trên mạng những ngày gần đây về thị trường xăng dầu, Thiếu tướng Bùi Trọng Thế, Cục phó Cục An ninh kinh tế Bộ Công an cho biết, gần đây trên các diễn đàn xăng dầu xuất hiện kêu gọi các cửa hàng xăng dầu đóng cửa. Bộ Công an đã nắm tình hình. Có ba vấn đề cần chú ý. Một là xử lý vi phạm kinh doanh xăng dầu cần làm đúng pháp luật. Hai là về nguồn cung, Bộ Công Thương tiếp tục tham mưu Chính phủ gia tăng nguồn cung mà vốn đã được làm tốt. Ba là tình trạng kêu gọi trên mạng xã hội kêu gọi các cửa hàng xăng dầu đóng cửa, tạo bất ổn trong dư luận. Bộ Công an sẽ sớm vào cuộc để phối hợp với các đơn vị và các địa phương điều tra để xử lý theo pháp luật.

Thị trường xăng dầu ổn định thể hiện sự điều hành đúng đắn

Sau khi nghe ý kiến của các đại biểu tham dự hội nghị và các địa phương về tình hình, kết quả kinh doanh xăng dầu trên địa bàn cả nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng: Tất cả chúng ta đều nhận định, xăng dầu là vật tư chiến lược, có thể nói là rất quan trọng với mọi quốc gia. Vì vậy, xăng dầu được xem là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Hầu như nước nào cũng có những quy định rất cụ thể về điều kiện kinh lên xăng dầu và nước ta cũng không phải là ngoại lệ.

Thời gian vừa qua, nhất là từ đầu năm 2022 đến nay Chính phủ, Bộ Công Thương, các bộ, ngành có liên quan và cấp ủy, chính quyền các địa phương đã chỉ đạo rất là sát sao, quyết liệt bằng nhiều biện pháp như: Giao chỉ tiêu tăng thêm đối với các doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu, uốn nắn, nhắc nhở các doanh nghiệp có chức năng phân phối, thương nhân phân phối và các cửa hàng bán lẻ về việc chấp hành pháp luật; tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, chấn chỉnh kịp thời. Cho nên tình hình xuất nhập khẩu, phân phối kinh doanh xăng dầu trên phạm vi cả nước đã ổn định trở lại.

Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường phát biểu

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, sự ổn định này đã chứng tỏ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các biện pháp quản lý, điều hành của Chính phủ, của Bộ Công Thương, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp. Đặc biệt, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ có những điều chỉnh phù hợp về các chính sách thuế. Chúng ta đã thấy thuế bảo vệ môi trường đã giảm tới 3/4 mức quy định hiện hành. Chính phủ theo thẩm quyền của mình cũng đã giảm mức thuế nhập khẩu xăng dầu để “kéo” mặt bằng thuế nhập khẩu xăng dầu khu vực ASEAN, đó là khu vực được hưởng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - ASEAN với các cái thị trường khác. Như vậy mức thuế nhập khẩu xăng dầu đã giảm từ mức 20- 25% xuống còn có 10% tương đương với mức từ 8- 12% ở khu vực ASEAN.

Đặc biệt chúng ta đã sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu rất hợp lý, điều hành hiệu quả, đúng quy định của pháp luật nhưng phù hợp với tình hình thực tế, diễn biến của thị trường. Vì vậy, trong khi thế giới phải đối mặt với chuỗi đứt gãy nguồn cung về xăng dầu, giá cả “leo thang” chóng mặt nhưng tại Việt Nam, nguồn cung, kể cả những lúc khan hiếm và khó khăn nhất như trong Quý I và đầu Quý II/2022 và cho đến tận bây giờ có thể khẳng định Việt Nam chưa bao giờ thiếu nguồn cung và đứt gãy nguồn cung.

Đối với giá bán xăng, dầu, Bộ trưởng cho biết: Kể cả những lúc giá được xem là lên cao nhất từ trước đến nay ở Việt Nam thì mức giá bán lẻ vẫn thấp hơn so với khu vực và thế giới. Những tháng gần đây, nhờ quyết sách đúng đắn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, mức thuế đã được điều chỉnh như giảm ¾ mức thuế bảo vệ môi trường, thuế nhập khẩu xăng dầu của toàn khu vực, toàn châu lục về ngưỡng của ASEAN. Như vậy Việt Nam luôn đa dạng hóa nguồn cung và không bao giờ thiếu.

Việt Nam đã sử dụng quỹ bình ổn cho nên giá xăng dầu tại thời điểm này là thấp hơn rất nhiều so với khu vực và so với thế giới. Đặc biệt, giá xăng dầu của Việt Nam bình quân hiện nay đã bằng, thậm chí còn thấp hơn ngưỡng giá lúc cao của thời điểm trước dịch Covid-19. Điều này một lần nữa lại khẳng định chủ trương, chính sách và sự điều hành của Bộ Công Thương cũng như các bộ, ngành, cơ quan chức năng, của chính quyền các địa phương, Sở Công Thương, các địa phương là hoàn toàn đúng đắn.

Thông tin sai trái, bất thường

"Chúng ta khẳng định rằng là chưa bao giờ từ đầu năm đến nay và từ giờ đến cuối năm, Việt Nam chưa bao giờ thiếu nguồn cung. Bởi vì đầu năm 2022, nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn có khó khăn, cho nên nguồn cung từ đơn vị này bị giảm. Vì vậy, Bộ Công Thương đã phải gia tăng chỉ tiêu nhập khẩu đối với 10 doanh nghiệp có khả năng nhập khẩu trong thời gian vừa qua.

Song từ hai tháng trở lại đây, hai nhà máy Bình Sơn và Nghi Sơn đều đã thể hiện trên thực tế là bảo đảm đủ nguồn cung tới 72% lượng xăng dầu trong nước theo yêu cầu. Hai đơn vị này cũng cam kết là trong Quý 4, tức là thời gian còn lại của năm 2022 sẽ bảo đảm đủ nguồn cung tới 80% nhu cầu của cả nước. Chính như vậy, Việt Nam đã có khả năng đáp ứng 80% nhu cầu và chỉ có 20% là nhập khẩu.

Nếu tính 20% nhập khẩu nhân với mức 1,7 triệu khối/tháng thì Việt Nam chỉ cần khoảng 400.000 khối phải nhập. Trong khi Việt Nam có tới 36 doanh nghiệp nhập khẩu mà cần có 400 – 450 ngàn khối hoặc cao hơn một chút vẫn không phải là con số quá lớn. Cho nên Việt Nam hoàn toàn có thể khẳng định nguồn cung xăng dầu không bao giờ thiếu. Vì thế, chúng ta hoàn toàn khẳng định những thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội trong thời gian vừa qua là hoàn toàn sai trái, hoàn toàn không đúng sự thật”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết, thời gian gần đây, dư luận, nhất là trên mạng xã hội, theo phản ánh từ một số địa phương, một số đơn vị kinh doanh xăng dầu cho rằng vừa qua Thanh tra Bộ tiến hành thanh tra toàn bộ các doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu trên phạm vi toàn quốc. Qua thanh tra đã phát hiện những sai phạm và phải áp dụng khung hình phạt chính là phạt tiền nhưng vẫn bổ sung hình phạt là tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động nhập khẩu xăng dầu vì thế ảnh hưởng đến nguồn cung.

Đại diện lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước phát biểu

“Mặt khác một số thông tin còn rằng mức chiết khấu trong một hệ thống thấp bằng 0 cho nên các cơ sở bán lẻ càng bán thì càng lỗ. Tất cả những thông tin như thế, chúng ta nhận thấy nó rất bất thường”- Bộ trưởng cho biết.

Lý giải sự bất thường, phi lý này, Bộ trưởng cho rằng thứ nhất, những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, một mặt hàng kinh doanh có điều kiện mà vi phạm pháp luật thì dứt khoát sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Không thể lấy lý do xử lý các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung, ảnh hưởng đến thị trường. Việt Nam không thiếu các doanh nghiệp, không thiếu những đơn vị làm ăn chân chính, không thiếu những đơn vị sẵn sàng thay thế”.

Trong khi, trên thực tế, số lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam không lớn chỉ từ 20%, cao lắm mới 28% nhu cầu trong nước, trong khi Việt Nam có tới 36 doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu xăng dầu. Vì vậy, 7 hay 10 doanh nghiệp vi phạm bị rút giấy phép trong thời hạn nhất định thì cũng không ảnh hưởng tới thị trường xăng dầu, nguồn cung của cả nước. Do đó, lấy lý do cho rằng thiếu nguồn cung là do mấy doanh nghiệp bị rút giấy phép này là hoàn toàn sai sự thật.

Tại cuộc họp này, Bộ trường Nguyễn Hồng Diên cũng cho rằng không chỉ là tạm rút giấy phép mà tới đây sẽ đối chiếu theo các quy định rút vĩnh viễn giấy phép đối với các doanh nghiệp vi phạm hiện hành. Đồng thời, với việc rút giấy phép của các doanh nghiệp vi phạm thì sẽ nghiên cứu, xem xét cấp cho các doanh nghiệp khác có đủ năng lực, điều kiện mà chấp hành tốt pháp luật. Bộ trưởng cũng cho biết, chưa cần phải cấp thêm, chỉ cần chấn chỉnh, uốn nắn, tháo gỡ và hỗ trợ cho những doanh nghiệp hoạt động trong thời gian vừa qua mà tuân thủ pháp luật, làm ăn chân chính có năng lực, có uy tín, kinh nghiệm để phát triển, chứ chưa cần phải cấp bổ sung cho đơn vị có đủ điều kiện.

“Vì vậy, lý do thứ nhất cho rằng tạm rút giấy phép vì thanh tra cho nên thiếu nguồn cung là hoàn toàn không đúng sự thật. Không đúng thứ nhất là do doanh nghiệp vi phạm thì phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vấn đề thứ hai là do bản thân các doanh nghiệp này trong nhiều hành vi vi phạm có việc trong nhiều tháng qua không có hoạt động nhập khẩu, vậy việc tạm thời rút giấy phép nhập khẩu thì có ảnh hưởng gì?

Lý do thứ ba để khẳng định thông tin không chính xác là nguồn cung trong nước từ hai nhà máy của Việt Nam là dồi dào chiếm tới 72-80%. Số lượng nhập khẩu chỉ có từ 20-28%. Hơn nữa 7 hay 10 doanh nghiệp bị tạm thời rút giấy phép, trong thời gian vừa qua cũng đâu có hoạt động xuất nhập khẩu mà cho rằng bị ảnh hưởng”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Các Cục Quản lý thị trường tại cuộc họp

Người đứng đầu Bộ Công Thương tiếp tục nêu ra vấn đề khi có ý kiến cho rằng do chiết khấu bằng 0 nên nhiều cửa hàng không kinh doanh được, càng kinh doanh càng lỗ. “Câu hỏi đặt ra là lúc giá lên cao thì tại sao không thấy doanh nghiệp nào đề xuất đến chuyện chiết khấu mà hệ thống bán buôn, bán lẻ của chúng ta vẫn ổn định. Đến bây giờ giá thấp và xuống thì lại đề cập vấn đề này...".

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đề cập chưa cần phải để đến dư luận xã hội nói, doanh nghiệp phản ánh, các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương, tổ chức hiệp hội ngành hàng, Hiệp Hội xăng dầu Việt Nam đã có đủ các thông tin và có những kiến nghị đề xuất để cấp có thẩm quyền xem xét. Các ý kiến này đã tập trung xem xét theo hướng cần phải điều chỉnh để làm sao hệ thống kinh doanh bảo đảm doanh nghiệp hoạt động ổn định. Đề cập đến vấn đề này để một lần nữa khẳng định Việt Nam chưa bao giờ từ đầu năm đến nay và từ nay đến cuối năm bị thiếu nguồn cung sản phẩm. Đồng thời, dù thế giới có khó khăn, có đứt gãy nguồn cung đến đâu thì Chính phủ, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành khác cũng sẽ bằng mọi cách để bảo đảm nguồn cung phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, nhu cầu của người dân.

“Bên cạnh đó, chúng ta hoàn toàn khẳng định những thông tin lan truyền trên mạng xã hội, dư luận trong một bộ phận người dân và một số đơn vị kinh doanh là sai, là không có lợi cho tình hình và thậm chí nếu cố loan tin thì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật, sai sự thật thì nhất quyết chúng ta phải đấu tranh không thể bảo vệ và cổ súy cho cái sai”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Thực hiện khẩn trương, nghiêm túc 5 nhiệm vụ để giữ ổn định thị trường xăng dầu

Để khẩn trương ổn định tình hình về dư luận và giữ ổn định thị trường kinh doanh xăng dầu, bảo đảm nguồn cung phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân, Bộ Công Thương đề nghị thực hiện các nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ thứ nhất, Vụ Thị trường trong nước, Cục Xuất nhập khẩu chủ trì phối hợp với Thanh tra Bộ, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường các địa phương và Sở Công Thương các địa phương phải làm thật tốt việc cung cấp thông tin cho báo chí một cách đầy đủ, kịp thời, khách quan, chính xác về quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, chủ trương, chính sách chỉ đạo, điều hành của Bộ Công Thương và các bộ ngành có liên quan trong vấn đề quản lý xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu trên phạm vi cả nước để nhân dân được biết và ủng hộ thực hiện sứ mệnh này.

Bộ trưởng cho rằng trong cung cấp thông tin cần phải nêu rõ:

Thứ nhất, phải khẳng định có được những kết quả trong thời gian qua phải kể đến việc điều hành linh hoạt, đúng đắn của Đảng, Nhà nước nên chúng ta mới “gặt hái” được kết quả ban đầu khi giữ vững được sự ổn định đối với thị trường xăng, dầu. Nguồn cung chưa bao giờ thiếu, giá cả luôn thấp hơn so với khu vực và thế giới. Môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng nhờ có các đoàn thanh kiểm tra và giám sát của các cơ quan chức năng và các lực lượng xã hội.

Thứ hai, qua thanh tra ban đầu với các doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu phát hiện cái sai thì cần phải được xử lý theo quy định của pháp luật, như vậy là rất “sòng phẳng”. Còn nếu pháp luật chưa phù hợp với thực tiễn thì chúng ta nhìn nhận, đề xuất nghiên cứu sửa đổi. Đối với pháp luật hiện hành thì phải chấp hành nghiêm túc, sai thì phải bị xử lý đó mới tạo được công bằng. Bộ trưởng cũng đề nghị việc cung cấp thông tin phải đáp ứng được yêu cầu này, và phải công khai, minh bạch, không được che đậy.

Thứ ba, xăng dầu là mặt hàng chiến lược trên phạm vi toàn cầu và kinh doanh mặt hàng này thì phải chấp nhận rủi ro bởi biến động của thị trường thế giới. Doanh nghiệp đã xác định bằng mọi cách, tự nguyện xin được trở thành đơn vị có chức năng xuất nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu thì phải chấp nhận rủi ro nếu có. Doanh nghiệp được hưởng lợi từ đó thì khi khó khăn cũng phải chấp nhận và chia sẻ rủi ro. Trong kinh doanh thì có lúc lỗ, lúc lãi, lúc nào cũng muốn lãi nhiều thì ai chịu lỗ. Vì vậy, các đơn vị chức năng phải tuyên truyền cái này cho rõ ràng.

Thứ tư, không nên vô tình mà ủng hộ cái sai của những cái đơn vị làm sai trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Quan điểm rất rõ ràng họ làm sai thì phải bị lên án. Họ sai thì sẽ phải bị xử lý theo quy định của pháp luật, thấp nhất là phạt tiền, cao hơn là tạm đình chỉ, tước vĩnh viễn giấy phép và cao hơn nữa là xử lý hình sự.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết, những thông tin sai sự thật những ngày vừa qua, không đơn thuần là kinh doanh xăng dầu mà đó là phá hoại nền kinh tế đất nước, phá hoại an ninh và ổn định xã hội. Còn nếu như người dân phát hiện phản ánh những cái chưa phù hợp của pháp luật thì các cơ quan chức năng phải tiếp thu, phản ánh tới cấp có thẩm quyền để xem xét, điều chỉnh theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Không thể chấp nhận việc lợi dụng diễn biến thị trường để kêu gọi, kích động để “chống lại” chính sách, đường lối. Những hành vi này dứt khoát không thể dung túng và chấp nhận.

Thứ năm, cần nhấn mạnh hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu hoặc đưa tin thất thiệt gây hoang mang dư luận đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Bộ Công an vào cuộc cùng với các lượng chức năng để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

“Bộ Công Thương khẳng định không dung đúng cho bất kể tổ chức, cá nhân nào làm trái pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kể cả cán bộ trực thuộc. Tôi khẳng định như vậy nếu có sai mà sai đến mức phải xử lý theo quy định pháp luật dứt khoát sẽ không dung túng, bao che, nhắc trước như thế để cùng nhau làm cho tốt".

Bộ trưởng cũng chia sẻ thẳng thắn khi cho rằng các cơ quan chức năng cần “những tiếng nói” khách quan, chính xác, kịp thời và có sự đối chứng. Ví dụ như thông tin nào đó nói về quản lý của Nhà nước đang chưa đúng với quy định thì nên trao đổi với cơ quan đơn vị ấy trước khi đưa tin để bảo đảm thông tin phải được đối chứng và đưa tin khách quan, đúng sự thật.

Toàn cảnh hội nghị

Nhiệm vụ thứ hai, Bộ trưởng yêu cầu Cục Xuất nhập khẩu, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh thành phố, UBND các tỉnh, Sở Công Thương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhất là Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam chấn chỉnh ngay các hoạt động quản lý trong phạm vi và thẩm quyền trách nhiệm của mình. Đồng thời chú trọng triển khai ngay các lực lượng để thanh, kiểm tra giám sát hoạt động của các đơn vị kinh doanh xăng dầu, nhất là giám sát hoạt động của thương nhân phân phối, cửa hàng bán lẻ trên phạm vi cả nước và trên từng địa bàn.

Nếu phát hiện sai phạm như: dừng hoạt động kinh doanh mà không lý do chính đáng, không được cấp có thẩm quyền cho phép hoặc cấp thẩm quyền cho phép mà bán không đúng quy định, bán hạn chế về số lượng, hạn chế về thời gian trong ngày hay là các sản phẩm khác theo quy định của các nghị định cũng như các thông tư của Bộ Công Thương thì căn cứ quy định của pháp luật sẽ tiến hành xử lý hoặc đề xuất xử lý kiên quyết đúng luật, công khai thông tin trên các phương tiện đại chúng. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc là cố ý vi phạm nhiều lần thì đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét rút giấy phép vĩnh viễn, ở mức cao thì đề nghị xử lý theo quy định của Luật Hình sự.

Bộ trưởng cũng đề nghị UBND các tỉnh, ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động vận chuyển lưu thông xăng dầu trên cả nước và trên từng địa bàn để tránh tính trạng đứt gãy.

Nhiệm vụ thứ ba, trước tình hình có thông tin về nguồn cung xăng dầu không chính xác, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Công an và công an các địa phương, cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc để nắm tình hình, điều tra xử lý nghiêm minh, kịp thời theo quy định của pháp luật. Bộ Công Thương sẽ có văn bản để đề nghị phối hợp xử lý vấn đề này.

Bộ Công Thương cũng đề nghị các Bộ, ngành Tài chính, Ngân hàng và các ngành hữu quan quan tâm xem xét những kiến nghị, đề xuất chính đáng của Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực kinh doanh hàng dầu và của Bộ Công Thương trong thời gian vừa qua. Đó là nghiên cứu, xem xét mức phí đưa xăng dầu về Việt Nam để bảo đảm các doanh nghiệp đưa lượng xăng dầu về nước không chịu gánh phí quá cao và đề nghị nâng mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu trong cấu thành giá của mặt hàng xăng.

Đồng thời, tạo điều kiện cho các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nhất là đơn vị bán lẻ và thương nhân phân phối không bị thiệt thòi. Các ngân hàng cũng nên xem xét nới trần tín dụng đối với những doanh nghiệp thực chất có hoạt động nhập khẩu xăng dầu, nhất là những doanh nghiệp được Bộ Công Thương giao tăng thêm chỉ tiêu nhập khẩu tăng dần để phục vụ, bổ sung nhu cầu xăng dầu trong nước.

Bộ trưởng cũng đề nghị nếu những doanh nghiệp nào vay mà trong kết luận thanh tra khẳng định không hoạt động nhập khẩu thì đề nghị ngân hàng phải xem xét, xử lý truy tới cùng xem đồng tiền đi đâu. Việc có được trần tín dụng nhưng lại không huy động vốn để nhập khẩu xăng dầu mà có khi sử dụng trần tín dụng để làm việc khác cần phải xử lý rất minh bạch, sòng phẳng.

Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao Tổng cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý thị trường các địa phương, các đơn vị trực thuộc Bộ nghiêm túc tiếp thu, tổng hợp ý kiến của người dân, các cơ quan quản lý…về những vấn đề liên quan trong lĩnh vực quản lý để nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh và thay thế những cơ chế không còn phù hợp.

Nhiệm vụ thứ tư, Bộ Công Thương đề nghị Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chân chính trên phạm vi cả nước hãy ủng hộ chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, gương mẫu và nghiêm túc chấp hành luật pháp, chỉ đạo, điều hành của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành có liên quan cũng như chính quyền các địa phương. Chúng ta phải thể hiện thật rõ quan điểm, không đồng tình với những dư luận xấu, những thông tin không chính xác, gây nhiễu loạn xã hội. Chủ động kiến nghị với cấp thẩm quyền và cơ quan chức năng xử lý những hội viên hay những doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực hoạt động mà làm ăn không đúng làm ảnh hưởng đến uy tín và môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh.

“Không để tình trạng sâu làm rầu nồi canh”. Đồng thời, tất cả các doanh nghiệp từ thương nhân, nhà phân phối và các doanh nghiệp bán lẻ đều phải chủ động nguồn cung cho mình theo quy định, không được viện lý do này kia để gây ra tình trạng thiếu nguồn cung. Hiện nguồn cung của Việt Nam chưa bao giờ thiếu và sẽ không bao giờ thiếu, nhất là trong năm nay thì đừng ai để xảy ra tình trạng đó.

Các doanh nghiệp luôn phải chủ động các nguồn cung cho mình không mua được của đơn vị này phải tìm hiểu để mua được của đơn vị khác và điều quan trọng là phải duy trì mức dự trữ thương mại bắt buộc theo quy định. Tất cả các quy định về hoạt động xăng dầu phải bảo đảm nếu không bảo đảm thì sẽ bị xử lý. Nếu xử lý nhiều lần thì sẽ phải kiên quyết tước giấy phép bất kể đó là ai”- Bộ trưởng khẳng định.

Bộ trưởng cũng đề nghị, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, các tổng công ty có chức năng xuất nhập khẩu và phân phối hãy chia sẻ quyền lợi một cách chính đáng để tỷ lệ chiết khấu hợp lý đối với các đơn vị gọi là vệ tinh của mình. Lúc khó khăn thì cùng nhau đoàn kết làm được nhưng bây giờ dễ dàng một chút thì bắt đầu lại nảy sinh ra chuyện cho rằng chiết khấu không có nên kinh doanh bị đứt gãy nguồn cung. Bộ trưởng đề nghị phải hết sức chú ý vấn đề này và Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tại các địa phương tập trung quản lý, giám sát về việc lúc giá cao thì không thấy phản ánh về chiết khấu nhưng lúc giá thấp hoàn toàn có điều kiện để chiết khấu thì lại “kêu”.

Bộ cũng sẽ xem xét để đề nghị với các cơ quan chức năng cấu thành mức chiết khấu và giá thành bán lẻ. Tuy nhiên đó là câu chuyện khác còn bây giờ chưa có thì không “vin” vào lý do đó mà tung tin thiếu nguồn cung để không bán ra thị trường, gây nhiễu loạn thông tin.

Nhiệm vụ thứ năm, Bộ Công Thương đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên từ Trung ương đến địa phương, các hiệp hội kinh doanh xăng dầu cũng như các địa phương, hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các cấp tăng cường giám sát các hoạt động quản lý xuất nhập khẩu kinh doanh xăng dầu trên phạm vi cả nước, bảo đảm đúng pháp luật, chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết, sau cuộc họp này, các kết luận của Bộ sẽ được "văn bản hóa" nhưng với tinh thần không chờ văn bản đến tay mới thực hiện công việc mà phải triển khai ngay. Bộ trưởng cũng đề nghị toàn bộ các hệ thống của ngành Công Thương bao gồm các cục, vụ chức năng, quản lý thị trường các địa phương, Sở Công Thương các tỉnh phải tham mưu cho cấp ủy chính quyền sở tại để thực hiện đúng, đầy đủ 5 nhiệm vụ vừa nêu để tình hình kinh doanh xăng dầu đạt kết quả như mong muốn và để sớm ổn định thị trường.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm