Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:50 18/06/2023

Thỏa thuận tin tức giữa báo chí và AI: Điều phải làm và cần sự đoàn kết!

(CLO) Các công ty công nghệ lớn đang đàm phán với các tổ chức truyền thông hàng đầu để đạt được các thỏa thuận mang tính bước ngoặt về việc sử dụng nội dung báo chí cho việc huấn luyện trí tuệ nhân tạo (AI). Đây được xem như điều cần thiết để giúp báo chí tránh bị các công ty AI trục lợi.

AI cần trả tiền nếu muốn sử dụng nội dung

OpenAI, Google, Microsoft và Adobe đã gặp gỡ các CEO tin tức trong những tháng gần đây để thảo luận về các vấn đề bản quyền nói trên. Các nguồn tin nói rằng những tổ chức truyền thông lớn tham gia đàm phán bao gồm News Corp, Axel Springer, The New York Times và The Guardian.

Thế giới báo chí cần tiếp tục đấu tranh với nhóm công nghệ lớn vì quyền lợi và tương lai của mình. Ảnh minh họa: FT

Substack có phải là một giải pháp cho báo chí không?

Bài cuối: Những giải pháp khắc phục cuộc khủng hoảng báo chí

Mối nguy các tòa soạn mất độc giả vì chatbot AI và những giải pháp là gì?

Những người tham gia vào các cuộc thảo luận, vẫn còn ở giai đoạn đầu, nói rằng các thỏa thuận có liên quan đến việc các tổ chức báo chí và truyền thông sẽ được trả một khoản phí bởi các công ty AI, cho việc sử dụng dữ liệu của họ để đào tạo các chatbot như ChatGPT của OpenAI và Bard của Google.

Các cuộc đàm phán diễn ra khi các hãng tin bày tỏ lo ngại về mối đe dọa của AI đối với ngành báo chí và truyền thông, như việc OpenAI và Google đang sử dụng nội dung báo chí và các nội dung bản quyền khác mà không có sự chấp thuận. Một số công ty như Stability AI và OpenAI đang phải đối mặt với các cáo buộc pháp lý từ các nghệ sĩ, công ty ảnh và lập trình viên, những người cáo buộc họ vi phạm hợp đồng và bản quyền.

Phát biểu vào tháng 5 tại INMA, một hội nghị truyền thông, CEO của News Corp, Robert Thomson, đã nêu ra sự phẫn nộ của ngành báo chí và truyền thông, khi nói rằng: “Tài sản tập thể của phương tiện truyền thông đang bị đe dọa và chúng ta nên đấu tranh mạnh mẽ để được bồi thường”.

Ông nói thêm rằng AI được “thiết kế để người đọc sẽ không bao giờ truy cập một trang web báo chí nào, do đó làm suy yếu nghiêm trọng hoạt động báo chí”. Trong khi đó, báo Financial Times cho biết: “Bản quyền là một vấn đề sống còn đối với tất cả các nhà xuất bản”.

Báo chí cần tránh vết xe đổ trong quá khứ

Các lãnh đạo ngành báo chí và truyền thông muốn tránh những sai lầm của thời đại internet sơ khai, khi cung cấp các bài báo trực tuyến miễn phí cho các nền tảng thứ ba, để rồi cuối cùng đã “tự bắn vào chân mình”. 

Các nhóm công nghệ lớn như Google và Facebook sau đó đã truy cập thông tin của báo chí và các nguồn thông tin bản quyền khác để vơ vét và thống trị thị trường quảng cáo trực tuyến trị giá hàng tỷ đô la, bất kể gần như không phải trả một đô la nào cho việc tạo ra nội dung.

Khi mức độ phổ biến của trí tuệ nhân tạo ngày càng tăng, thì ngành công nghiệp tin tức cũng phải quan tâm đến khả năng của AI sẽ gây ra tác động tương tự, cụ thể tạo ra những bài báo và các văn bản trả lời được lấy từ chính thông tin báo chí, rồi sau đó lại thu lợi nhuận và tiếp tục chèn ép báo chí.

Google gần đây đã công bố một chức năng tìm kiếm AI tổng quát, đưa ra một hộp thông tin trả lời do AI viết, chỉ kèm danh sách các liên kết web truyền thống mà nó sử dụng để lấy thông tin mà phần lớn người đọc sẽ không click vào. Nó đã ra mắt tại Mỹ và đang chuẩn bị phát hành trên toàn thế giới. 

Một số cuộc thảo luận hiện liên quan đến việc cố gắng tìm một mô hình định giá cho nội dung tin tức được sử dụng làm dữ liệu huấn luyện cho các mô hình AI. Theo một giám đốc điều hành ngành tin tức, con số được các nhà xuất bản tin tức đề xuất và thảo luận là từ 5 đến 20 triệu USD một năm.

Mathias Döpfner, CEO của tập đoàn truyền thông Axel Springer có trụ sở tại Berlin, đã gặp gỡ các công ty AI hàng đầu như Google, Microsoft và OpenAI. Ông cho biết lựa chọn đầu tiên của ông là tạo ra một mô hình “định lượng” tương tự như mô hình được phát triển bởi ngành công nghiệp âm nhạc, tức theo cách tính tiền mỗi khi một bản nhạc được phát.

Mathias Döpfner, CEO của tập đoàn truyền thông Axel Springer. Ảnh: Getty

Để làm được điều này thì trước tiên sẽ yêu cầu các công ty AI phải công khai việc sử dụng nội dung của họ - điều mà họ hiện không làm. 

Ông Döpfner, đến từ chủ sở hữu của Politico, Bild hay Die Welt này, cho biết một thỏa thuận về gói sử dụng hàng năm sẽ chỉ nên là “lựa chọn thứ hai”, bởi vì mô hình này sẽ khó đám phán đối với các khu vực nhỏ hoặc các hãng tin địa phương.

Döpfner nhấn mạnh: “Chúng ta cần một giải pháp cho toàn ngành báo chí và truyền thông. Chúng ta phải đoàn kết và làm việc cùng nhau về vấn đề này”.

Google đã dẫn đầu các cuộc đàm phán với các cơ quan báo chí của Vương quốc Anh, gặp gỡ Guardian và NewsUK. Gã khổng lồ công nghệ và AI này có quan hệ đối tác lâu dài với nhiều tổ chức truyền thông và được cho rằng đã sử dụng dữ liệu báo chí để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn của mình. 

Một giám đốc điều hành của một nhóm báo chí cho biết: “Google đã đặt một thỏa thuận lên bàn. Họ đã chấp nhận nguyên tắc là phải trả tiền… nhưng chúng ta chưa đến mức chỉ nói về những con số. Họ đã thừa nhận rằng có một cuộc thảo luận về tiền bạc mà chúng ta cần phải có trong vài tháng tới, đó là bước đầu tiên”.

"Trí tuệ nhân tạo" hay "ngu ngốc nhân tạo"

Kể từ khi ra mắt ChatGPT vào tháng 11, CEO Sam Altman của OpenAI cũng đã gặp News Corp và The New York Times. Công ty này thừa nhận họ đã tổ chức các cuộc đàm phán với các nhà xuất bản và hiệp hội xuất bản trên khắp thế giới về cách họ có thể làm việc cùng nhau.

Nếu không có các sản phẩm trí tuệ của con người, AI chỉ là "sự ngu ngốc nhân tạo". Ảnh: GI

Theo các nhà lãnh đạo xuất bản, việc phát triển một mô hình chia sẻ lợi nhuận cho việc sử dụng nội dung tin tức để đào tạo AI sẽ vô cùng khó khăn. Giám đốc điều hành cấp cao tại một nhà xuất bản lớn của Mỹ cho biết ngành công nghiệp tin tức đang đấu tranh rất quyết liệt, vì các công ty công nghệ đã tung ra các sản phẩm AI mà không hề hỏi ý kiến họ, như thể thông tin báo chí là tài nguyên miễn phí.

“Không có cuộc thảo luận nào, và vì vậy bây giờ chúng ta phải yêu cầu được trả tiền sau khi nó xảy ra”, vị CEO này nói. “Cách họ tung ra những sản phẩm này, hoàn toàn bí mật, thực tế là không có sự minh bạch nào, không có thông tin liên lạc nào trước khi nó xảy ra, có lý do để quan ngại về vấn đề này”.

Nhà phân tích truyền thông Claire Enders cho biết các cuộc đàm phán "hiện tại rất phức tạp", đồng thời nói thêm rằng, vì mỗi tổ chức có cách tiếp cận riêng nên một thỏa thuận thương mại duy nhất cho các nhóm truyền thông là khó xảy ra và có thể phản tác dụng. 

Brad Smith, Phó chủ tịch của Microsoft, cho biết rằng: “Trong những ngày đầu thảo luận với giới truyền thông và nhà xuất bản tin tức, thì một phần trong số đó chỉ là giúp mọi người tìm hiểu về cách các mô hình được đào tạo… Sau đó chúng tôi sẽ làm việc với các nhà xuất bản để nghĩ về cách họ có thể sử dụng AI để tạo thêm doanh thu”. 

Giám đốc điều hành của Adobe, Shantanu Narayen, cho biết ông đã gặp Disney, Sky và Daily Telegraph của Vương quốc Anh trong vài tuần qua để thảo luận về việc công ty sử dụng hình ảnh, video và thông tin của các tổ chức báo chí và truyền thông để đào tạo các sản phẩm AI của mình.

CEO Döpfner của Axel Springer bày tỏ sự lạc quan rằng các thỏa thuận sẽ đạt được vì các tổ chức báo chí truyền thông và các nhà hoạch định chính sách đều đã nắm bắt được thách thức và mối rủi ro mà AI có thể gây ra.

Ông đi đến kết luận: “Các công ty AI biết rằng sắp có quy định và họ lo sợ về điều đó... Tất cả các bên đều có lợi khi đưa ra giải pháp cho một hệ sinh thái lành mạnh. Nếu không có động lực, chẳng ai muốn tạo ra các sản phẩm trí tuệ. Và khi đó, trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành sự ngu ngốc nhân tạo”.

Tag

Đọc thêm

Xem thêm