Thị trường hàng hóa
Dòng tiền nội địa chảy ra làm nổi bật mối lo ngại sâu sắc về đà phục hồi sau đại dịch Covid-19 của nền kinh tế Trung Quốc.
Bên cạnh đó, chi tiêu của người tiêu dùng đang giảm sút, thị trường bất động sản, chứng khoán rơi vào tình trạng ảm đạm và tiền mặt đang chất đống trong các khoản tiết kiệm.
Số người Trung Quốc đầu tư vào Hồng Kông và Ma Cao (Trung Quốc) đã tăng hơn gấp đôi kể từ cuối năm ngoái lên 814 triệu nhân dân tệ (110 triệu USD). Phí bảo hiểm mới thu được từ các hợp đồng bảo hiểm ở Hồng Kông đã tăng vọt đáng kinh ngạc 2,686% lên 9,6 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2023.
“Ngày càng có nhiều người nhận ra rằng họ không thể bỏ trứng vào một giỏ”, Helen Zhao, một nhà môi giới bảo hiểm bận rộn giúp khách hàng Trung Quốc ký các thỏa thuận ở Hồng Kông, cho biết.
Bảo hiểm Hồng Kông từ lâu đã là một kênh để người dân Bắc Kinh mua tài sản ở nước ngoài, với các chính sách cung cấp nhiều an toàn hơn và các sản phẩm đầu tư và tiết kiệm đi kèm hầu hết bằng USD với khoản tiền gửi toàn cầu.
Nhờ làn sóng đó, tập đoàn bảo hiểm AIA, Prudential và Manulife đều báo cáo hoạt động kinh doanh tăng vọt nhờ đóng góp từ các nhà đầu tư đại lục.
“Một số khách hàng đã hơi sốc trước đà phát triển kinh tế và họ trở nên bi quan hơn. Theo đó, sự bùng nổ mua bảo hiểm ở Hồng Kông phản ánh triển vọng ảm đạm trong nước và lo lắng về một tương lai không chắc chắn”, một người tư vấn bảo hiểm nói.
Các hợp đồng bảo hiểm tiết kiệm ở Hồng Kông có mức lãi suất tối thiểu là 4,5%, tốt hơn so với mức 3% được cung cấp ở Trung Quốc.
Các khoản tiền gửi bằng USD tại Hồng Kông đem đến hàng rào chống lại các biến động của đồng Nhân dân tệ và với kỳ hạn một năm, mang lại lợi suất 4%, theo Ngân hàng Trung Quốc. Ở chiều ngược lại, tại Bắc Kinh, tiền gửi bằng USD một năm có lãi suất 2,8%, trong khi tiền gửi bằng đồng Nhân dân tệ có lãi suất 1,65%.
Dẫu vậy, nhiều người lo ngại rằng việc đổ xô vào bảo hiểm Hồng Kông kéo dài có nguy cơ dẫn đến việc thắt chặt chính sách của Bắc Kinh.
Chính quyền Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực trong vài tuần qua để củng cố đồng nhân dân tệ, với việc các ngân hàng nhà nước bán USD và ngân hàng trung ương cảnh báo sẽ đề phòng những rủi ro của biến động tỷ giá hối đoái lớn.
Hao Hong, chuyên gia kinh tế trưởng tại GROW Investment Group, lưu ý rằng dòng tiền chảy ra ngoài cũng đồng thời với việc các nhà xuất khẩu miễn cưỡng chuyển tiền thu được từ đồng USD về nước - một sức nặng khác đối với nội tệ và là dấu hiệu của niềm tin thấp vào nền kinh tế.
Ông chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái thực của đồng Nhân dân tệ thấp hơn mức thấp nhất được thấy trong thời kỳ thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ và vốn tháo chạy năm 2015-2016.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm