Thị trường hàng hóa
Cụ thể, số liệu số ca nhiễm mới 7 ngày gần nhất cho đến thứ Năm (20/4) của WHO cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới được báo cáo là 427,695 người. Tuy nhiên, các chuyên gia WHO cũng đã nhiều lần cảnh báo gần đây rằng số ca nhiễm trên thực tế có thể cao hơn nhiều, do việc xét nghiệm COVID đã không còn được tiến hành thường xuyên ở hầu hết các quốc gia.
Theo số liệu của WHO, khu vực có nhiều nhất số ca nhiễm COVID mới là châu Âu với 159.977 người mới trong 7 ngày qua, trong đó có 245 người tử vong. Xếp tiếp theo là khu vực Tây Thái Bình Dương, với 111.879 ca mắc và 245 người tử vong. Khu vực Đông Nam Á chỉ ghi nhận 65.813 ca nhiễm mới trong khoảng thời gian này, với 199 người tử vong được báo cáo chính thức.
Tuy nhiên, trong số các quốc gia báo cáo ca nhiễm nhiều nhất trong 7 ngày qua phần lớn nằm ở khu vực Nam Á và Đông Á, với Hàn Quốc báo cáo 49.658 ca, Nhật Bản - 43.348 và Ấn Độ - 58.857 ca. Tuy nhiên, tính chung tỷ lệ mắc trên dân số và tỷ lệ tử vong không có sự gia tăng đột biến, thậm chí vẫn theo xu hướng giảm trong đại dịch.
Dẫu vậy, thông báo gần nhất của WHO cho biết rằng trong 28 ngày qua, tính tổng cộng vẫn có hơn 23.000 ca tử vong và 3 triệu ca nhiễm COVID mới đã được báo cáo cho WHO trên toàn thế giới, bất kể số lượng xét nghiệm giảm đi nhiều, tức số lượng thực tế có thể cao hơn.
Giám đốc các trường hợp khẩn cấp của WHO, Michael Ryan nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư rằng dù số lượng đang giảm, song COVID vẫn còn khiến "nhiều người chết và vẫn còn nhiều người bị bệnh", cũng như “còn diễn biến phức tạp” bởi sự xuất hiện của các biến thể mới như Omicron XBB.1.16
Ủy ban khẩn cấp của WHO về COVID-19 họp 3 tháng một lần và dự kiến sẽ họp vào đầu tháng 5 tới. Tại các cuộc họp này, WHO sẽ quyết định liệu COVID-19 có tiếp tục còn cấu thành tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) hay không - mức cảnh báo cao nhất mà WHO có thể đưa ra.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm