Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:30 01/12/2022

“Pin nước” Thụy Sĩ: Tiềm năng thay đổi tương lai năng lượng châu Âu

Một công ty Thụy Sĩ đã chế tạo pin nước khổng lồ nằm sâu dưới dãy An-pơ có khả năng lưu trữ năng lượng tương đương với 400.000 pin ô tô điện.

Một dự án trị giá 2 tỷ franc Thụy Sĩ (2,05 tỷ euro, 2,10 tỷ USD) có thể giúp ổn định nguồn điện ngày càng đắt đỏ của châu Âu khi nước này chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo.

Nằm trên dãy Alps của Thụy Sĩ, Nhà máy thủy điện Nant de Drance được trang bị 6 tuabin với công suất 900 MW, được đặt trong một hầm ngầm ở độ sâu 600m dưới lòng đất giữa hai hồ chứa sẵn có Emosson và Vieux Emosson, có thể nói đây là một bước tiến lớn trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh của châu Âu.

Châu Âu cần 200 gigawatt công suất lưu trữ năng lượng vào năm 2030 - gấp hơn bốn lần công suất hiện tại, theo ước tính của Hiệp hội Lưu trữ Năng lượng Châu Âu.

"Pin nước" khổng lồ được xem là bước tiến lớn đối với hệ thống năng lượng tái tạo của Thụy Sĩ. Ảnh: DW.

Những tuabin này hoạt động linh hoạt và có thể đảo chiều, giúp nhà máy có thể chuyển từ dự trữ năng lượng sang cung cấp điện năng.

Trong giai đoạn nhu cầu cao điểm, Nant de Drance sản xuất điện năng từ thủy điện. Tuy nhiên, khi nguồn cung từ các trại năng lượng gió và mặt trời vượt quá nhu cầu, nhà máy sẽ tích trữ lượng điện dư thừa bằng cách bơm nước vào hồ chứa Vieux Emosson.

Với 360m3/giây, lượng nước đi qua các tuabin của Nant de Drance tương ứng với dòng chảy của sông Rhone qua thủ đô Geneva vào mùa hè.

Thuỵ Sĩ mất 14 năm để hoàn thành dự án đồ sộ này. Thông thường, nhà máy bơm nước vào kho chứa vào buổi chiều, ban đêm và các ngày cuối tuần, sau đó tạo ra nguồn điện vào buổi sáng và buổi tối.

Thời điểm cao điểm của quá trình xây dựng, có 650 công nhân đã ngày đêm thi công và 1,5 triệu mét khối đá núi được đào ở độ cao 2.000 mét.

Các nhà máy thủy điện tích năng rất quan trọng đối với năng lượng tái tạo vì gió và mặt trời không cung cấp nguồn điện ổn định. Những tua-bin có tốc độ thay đổi này cung cấp điện cho lưới điện một cách nhanh chóng, giảm nguy cơ mất điện.

Nant de Drance có công suất định mức là 900 megawatt và dung lượng lưu trữ là 20.000 megawatt giờ, có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi của Thụy Sĩ sang một tương lai sử dụng năng lượng tái tạo. 

Nant de Drance được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định mạng lưới điện của châu Âu, trong bối cảnh "Lục địa già" chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.

Theo phân tích của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, năng lượng tái tạo, chủ yếu là năng lượng mặt trời và gió, sẽ phải đóng góp 90% vào sản lượng điện toàn cầu để đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Năng lượng mặt trời và gió chiếm khoảng 71% tổng lượng phát thải hàng năm toàn cầu công suất ròng bổ sung vào năm 2021.

Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào năm ngoái, việc hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5°C sẽ đòi hỏi phải tăng gấp đôi công suất thủy điện toàn cầu vào năm 2050. Thủy điện tạo ra 16% tổng lượng điện của thế giới, bằng năng lượng gió và mặt trời cộng lại, và khoảng 60% tổng lượng điện tái tạo.

Thủy điện dự kiến cũng có thể cung cấp an ninh năng lượng bên ngoài châu Âu. Các dự án lớn mới, như dự án Wudongde ở tây nam Trung Quốc, là những trường hợp điển hình. Dự án 10.200 megawatt đã bắt đầu hoạt động hết công suất vào năm ngoái và bao gồm 12 tuabin, mỗi tuabin có khả năng tạo ra 850 megawatt.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm