Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:05 05/08/2022

Phòng trừ rủi ro lạm phát, người Việt tăng mua vàng

Do lo ngại về tình trạng lạm phát leo thang và sự suy yếu của đồng Việt Nam, nhiều nhà đầu tư đã tăng mua vàng để phòng trừ rủi ro.

Nhu cầu tiêu thụ vàng tại Việt Nam tăng 11%

Báo cáo Xu hướng nhu cầu vàng mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới cho biết, nhu cầu vàng của người tiêu dùng tại Việt Nam đã tăng từ 12,6 tấn trong quý 2/2021 lên 14 tấn trong quý 2/2022, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng này đạt được bởi tổng nhu cầu vàng thỏi và vàng xu tăng 5%, từ 9,1 tấn lên 9,6 tấn và vàng trang sức tăng 28%, từ 3,5 tấn lên 4,5 tấn.

Ông Andrew Naylor, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) tại Hội đồng Vàng Thế giới cho biết, nguyên nhân gia tăng nhu cầu tiêu thụ vàng nói trên của người tiêu dùng Việt Nam là do lo ngại về tình trạng lạm phát leo thang và sự suy yếu của đồng Việt Nam. Chính vì vậy, các nhà đầu tư đã tìm đến vàng để phòng trừ rủi ro. Điều này được phản ánh qua mức phí bảo hiểm cao kỷ lục đối với đầu tư vàng miếng trong nước.

Ông Andrew Naylor cũng nhận xét, nhu cầu trang sức của người Việt tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ giá vàng trong nước sụt giảm và tâm lý lạc quan của người tiêu dùng trong bối cảnh Việt Nam kiểm soát tốt dịch Covid-19, GDP trong nước tăng, cùng với gói kích cầu trị giá 15 tỷ USD do Chính phủ Việt Nam đề ra.

Nhu cầu vàng trang sức của người Việt tăng mạnh 28%
Nhu cầu vàng trang sức của người Việt tăng mạnh 28%

Nêu quan điểm về sự chênh lệch giá mua - bán vàng tại thị trường Việt Nam, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) tại Hội đồng Vàng Thế giới cho biết, biến thiên giá mua - bán vàng tại Việt Nam cao là điều bình thường. Điều này diễn ra không chỉ ở thị trường Việt Nam mà còn diễn ra ở nhiều thị trường khác trên thế giới.

Phân tích lý do ông Andrew Naylor cho rằng, Việt Nam không phải là nước sản xuất vàng, cho nên tiêu thụ vàng ở Việt Nam sẽ phải cộng thêm các chi phí: Vận chuyển, chế tác, các chi phí này sẽ cộng thêm vào giá thành sản phẩm do vậy sự chênh lệch về giá mua và giá bán là điều bình thường. “Đó cũng là lý do cho sự chênh lệch cao giữa giá vàng ở Việt Nam với giá vàng trên thế giới” - ông Andrew Naylor khẳng định.

Tuy nhiên, đại diện Hội đồng Vàng Thế giới cũng khẳng định, sự chênh lệch giá vàng tại Việt Nam cao như hiện tại sẽ không có lợi cho người tiêu dùng. Ngoài ra, còn liên quan đến sự minh bạch về giá tại thị trường vàng ở Việt Nam.

“Tôi nghĩ rằng, Chính phủ Việt Nam cần nghĩ đến việc chính thức hóa thị trường vàng. Đồng thời, cần có chính sách để đảm bảo được sự minh bạch trong giá vàng ở Việt Nam. Hội đồng Vàng Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam vấn đề này” - ông Andrew Naylor nói.

Cơ hội và thách thức cho thị trường vàng nửa cuối năm 2022

Chia sẻ về bức tranh tiêu thụ vàng toàn cầu đại diện Hội đồng Vàng Thế giới cho biết, nhu cầu vàng toàn cầu (không bao gồm thị trường phi tập trung OTC) trong quý 2 đã giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 948 tấn. Tuy nhiên, nhờ dòng vốn ETF mạnh mẽ trong quý 1, nhu cầu vàng nửa đầu 2022 vẫn tăng 12% so với nửa đầu 2021 ở mức 2.189 tấn.

Các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã mua ròng trong quý II/2022, tăng dự trữ chính thức toàn cầu lên 180 tấn
Các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã mua ròng trong quý II/2022, tăng dự trữ chính thức toàn cầu lên 180 tấn

Ngoài ra, Các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã mua ròng trong quý II/2022, tăng dự trữ chính thức toàn cầu lên 180 tấn. Mua ròng đạt 270 tấn trong nửa đầu năm, phù hợp với kết quả khảo sát Ngân hàng Trung ương gần đây của Hội đồng Vàng Thế giới, trong đó 25% số người được hỏi cho biết họ dự định tăng dự trữ vàng trong 12 tháng tiếp theo

Dự đoán về mức độ tiêu dùng vàng trên toàn cầu, ông Andrew Naylor cho rằng, trong tương lai, thị trường vàng sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức trong nửa cuối năm 2022. Bởi, nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn có lẽ sẽ tiếp tục khuyến khích hoạt động đầu tư vàng. Tuy nhiên, việc thắt chặt chính sách tiền tệ tại nhiều quốc gia nhằm tránh lạm phát và sự lớn mạnh liên tục được gia tăng của đồng USD có thể gây ra nhiều khó khăn đối với tiêu thụ vàng.

“Nếu đồng USD tiếp tục chiếm ưu thế, tức là tăng giá trị so với những ngoại tệ khác, chắc chắn sẽ tác động đến đầu tư vàng. Chỉ tính riêng đối với đầu tư vàng ở cấp “thể chế” là Ngân hàng Trung ương các nước sẽ mua vàng giảm đi. Tuy nhiên người dân sẽ tăng mua vàng. Bởi nếu USD tăng lên thì nội tệ mất giá, thay vì gửi tiết kiệm, người dân sẽ mua vàng. Trong trường hợp chỉ số sức mua của của các nước giảm, không đạt được mục tiêu mong đợi thì khả năng nhu cầu vàng trên toàn cầu sẽ giảm” - Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) tại Hội đồng Vàng Thế giới nhận định.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm