Thị trường hàng hóa
Các cổ vật được tìm thấy tại thị trấn trên đảo Siniyah thuộc tiểu vương quốc Umm al-Quwain, có thể từng là nơi sinh sống của hàng nghìn người và hàng trăm ngôi nhà, có niên đại từ trước khi Hồi giáo xuất hiện tại khu vực vào cuối thế kỷ thứ VI. Mặc dù các thị trấn ngọc trai lâu đời hơn đã xuất hiện trong các văn bản lịch sử, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ thực sự tìm thấy một thị trấn từ thời cổ đại này tại các quốc gia ở Vịnh Ba Tư.
“Đây là ví dụ lâu đời nhất về một thị trấn khai thác ngọc trai tại vùng Vịnh”, PGS khảo cổ học Đại học UAE, Timothy Power nhấn mạnh.
Thị trấn ngọc trai nằm trên đảo Siniyah, nơi che chắn vùng đầm lầy Khor al-Beida ở Umm al-Quwain, một tiểu vương quốc cách Dubai khoảng 50 km về phía đông bắc dọc theo bờ biển Vịnh Ba Tư. Hòn đảo này có cái tên có nghĩa là “tia chớp”, có thể là do ảnh hưởng của ánh mặt trời sáng chói tại khu vực này.
Trước đó, các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện một tu viện Cơ đốc giáo có niên đại 1.400 năm trên đảo. Thị trấn nằm ngay phía nam của tu viện và rộng khoảng 12 ha. Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều công trình làm bằng đá bờ biển và vôi vữa, từ những khu nhà chật chội đến những ngôi nhà rộng rãi hơn có sân vườn, cho thấy sự phân chia tầng lớp xã hội. Ở đây cũng có dấu hiệu cư trú quanh năm, không giống như các hoạt động khai thác ngọc trai khác vốn diễn ra theo mùa tại khu vực này. Trong các ngôi nhà, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những viên ngọc trai và vật nặng mà những người thợ lặn tự do thường dùng để lặn nhanh xuống đáy biển trong khi nín thở.
Khoa Du lịch và Khảo cổ học của Umm al-Quwain, Đại học UAE, đoàn khảo cổ học Italy tại tiểu vương quốc và Viện Nghiên cứu Thế giới Cổ đại của Đại học New York (Mỹ) đã tham gia vào cuộc khai quật. Umm al-Quwain, tiểu vương quốc có dân số ít nhất ở UAE, đang có kế hoạch xây dựng trung tâm du lịch tại địa điểm này.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm