Thị trường hàng hóa
Lượng nước được lưu trữ trong các hạt ước tính vào khoảng 270 nghìn tỷ kg, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience hôm thứ Hai (27/3). Khám phá mới phù hợp với nhận định trong vài thập kỷ qua rằng Mặt trăng không hề khô cằn, trái ngược với niềm tin trước đó là nó không có nước.
Nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu 117 hạt thủy tinh được thu thập từ bề mặt Mặt trăng vào năm 2020 trong sứ mệnh robot Hằng Nga 5 của Trung Quốc.
Mặt trăng, thiếu sự bảo vệ của bầu khí quyển, bị các thiên thạch nhỏ bắn phá dẫn đến hình thành các hạt thủy tinh. Nhiệt sinh ra do va chạm làm tan chảy vật liệu bề mặt xung quanh, trước khi nguội đi và tạo thành các hạt.
Nước, bao gồm các phân tử hydro và oxy, được lưu trữ trong các hạt, hoạt động giống như một miếng bọt biển. Theo Mahesh Anand, đồng tác giả của nghiên cứu và là giáo sư tại Đại học Mở của Vương quốc Anh, hydro cần thiết để tạo ra các phân tử nước và nó đến từ gió mặt trời.
Trong khi đó, oxy chiếm gần một nửa Mặt trăng và bị mắc kẹt bên trong đá và khoáng chất. Theo Anand, nhiệt độ khoảng 100 độ C là đủ để chiết xuất nước từ các hạt.
Theo đó, các nhà nghiên cứu cho biết, một vòng tuần hoàn nước bền vững trên Mặt trăng hoàn toàn có thể tồn tại do sự tương tác thường xuyên của gió Mặt trời với bề mặt Mặt trăng.
Các hành tinh và thiên thể khác trong hệ mặt trời, chẳng hạn như Sao Thủy, cũng có thể có nước do gió mặt trời này tạo ra.
Nhà khoa học vũ trụ Sen Hu, một đồng tác giả khác của nghiên cứu cho biết: “Nước là vật chất cần thiết nhất để cho phép các hoạt động khám phá lâu dài trên các hành tinh”.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm